Cơn mưa cuối thu lạnh thấu xương kéo dài cả đêm.
Hứa Song Uyển đã tỉnh dậy từ canh ba, nhưng nàng chỉ lẳng lặng tựa vào đầu giường mà suy tư chứ không đánh thức nha hoàn đang ngủ bên ngoài.
Từ ngày biết mình đã được kết hôn phối với trưởng công tử của phủ Quy Đức Hầu thì hai ngày nay nàng đều thiếu ngủ.
Nàng mới tròn mười sáu, cũng đang chờ hôn phối được định đoạt. Của hồi môn đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ đợi người lớn trong nhà định ra lương phối là có thể gả làm vợ người ta. Ban đầu là muốn tuyển chọn từ các vị công tử của những nhà đã quen biết nhà nàng mấy đời, thế mà rốt cuộc lại chọn trưởng công tử phủ Quy Đức Hầu – Tuyên Trọng An. Nàng trở tay không kịp, lúc này mới giật mình nhận ra nàng thật sự đã bị gia tộc từ bỏ.
Phụ thân Hứa Song Uyển – Hứa Trùng Hành – làm Lại bộ Văn tuyển ti Lang trung, chủ quản công việc của quan văn như bãi miễn, tuyển chọn quan lại. Ông ta không chỉ là trưởng tử Hứa phủ mà còn là cánh tay đắc lực của triều đình lẫn thánh thượng. Tổ phụ Hứa Bá Khắc chính là Lại bộ Thượng thư, là đại thần tâm phúc của hoàng thượng. Nàng là thứ nữ của phụ mẫu, là đích tôn nữ của Hứa gia. Vốn dĩ hôn sự với phủ Quy Đức Hầu – nơi có địa vị như mặt trời sắp lặn, suy tàn đến mức chỉ kém một bước là hoàn toàn bị phế tước vị – vạn lần sẽ không rơi trúng nàng.
Có điều vào ngày tháng tám ngắm trăng Trung Thu nọ, trong bữa tiệc kết hôn tại phủ Thái sử Khương gia, huynh trưởng nàng say rượu thất đức khiến ngoại tôn của Khương Thái sử – tiểu công tử phủ Quy Đức Hầu – té ngã. Đứa bé bảy tuổi bị thương nguy hiểm tính mạng, nửa tháng sau mới tỉnh lại, bảo toàn được mạng nhỏ.
Khương Thái sử tức giận khôn nguôi, ngày ngày vào Kim Loan Điện lên án Hứa gia môn phong bất chính, còn trưởng tôn Hứa gia là đồ tâm địa độc ác thủ lạt, chẳng đảm nhiệm nổi chức trách lớn. Vào thời điểm ấy, huynh trưởng của nàng đang muốn đi nơi khác nhậm chức vì được đương nhiệm Giang Nam Diêm vận ti đề cử. Đây là chức quan béo bở, trong nhà cũng phải tốn nhiều công phu mới giành được. Bởi vậy không biết có bao nhiêu con mắt vì dòm ngó vị trí này mà nhìn chằm chằm Hứa gia. Hứa gia đâu muốn nhả miếng thịt ngon, nhiều lần thuyết phục mới có thể dùng hôn sự giữa nữ nhi Hứa gia với phủ Tuyên Hầu để chặn miệng Khương Thái sử.
Mà người được chọn gả cho phủ Tuyên Hầu, thay Hứa gia chấm dứt mối thù này, chính là nàng – nhị cô nương Hứa phủ Hứa Song Uyển.
Trước hôm hôn sự này được định ra, ca ca ruột thịt của nàng đã thu dọn đồ đạc để chuẩn bị cưỡi ngựa tới Giang Nam nhậm chức. Nhị cô nương thầm nghĩ lần này huynh trưởng đến Giang Nam nhất định sẽ có tiền đồ rực rỡ. Có điều tình cảnh của người muội muội như nàng lại vô cùng gian nan, nói bốn bề đều là kẻ địch cũng chưa đủ.
Triều đình từ trên xuống dưới đều biết thánh thượng không vừa mắt Quy Đức Hầu Tuyên Hồng Đạo. Nghe đồn thời điểm hoàng thượng vẫn còn là hoàng tử đã gặp nạn, còn Quy Đức Hầu thấy chết không cứu. Bởi vậy một khi hoàng thượng lên ngôi, ngài lập tức cô lập phủ Quy Đức Hầu. Bổng lộc hàng năm của triều đình rót vào phủ cũng chẳng nhiều, thậm chí mỗi tháng còn bị trễ nãi. Mọi người đều biết sự khinh thường của thánh thượng.
Chưa kể cả nhà Quy Đức Hầu còn ốm yếu, từ hai vợ chồng Quy Đức Hầu tới hai đứa con là Tuyên Trọng An và Tuyên Tuân Lâm đều bệnh tật quấn thân, thường xuyên chỉ nằm một chỗ. Người bên ngoài xì xào nhà họ đã bước một chân vào Quỷ Môn Quan, chỉ cần cái chân còn lại bước tiếp thì cả nhà sẽ chết sạch.
Hôm qua khi Hứa Song Uyển nghe tổ mẫu giáo huấn, từ giọng điệu của bà ta, nàng e rằng bà ta có phần tiếc nuối ấu tử Quy Đức Hầu sao không chết. Như thế thì hai nhà sẽ hoàn toàn kết thù, chả phải đền bù gì. Nàng không cần gả đi, Hứa gia cũng sẽ không phí mất một cô nương được tỉ mỉ dưỡng dục nhiều năm.
Thấy tổ mẫu bày vẻ thương tiếc, Hứa Song Uyển chỉ im lặng cúi đầu.
Nàng là thứ nữ của mẫu thân, từ nhỏ đã được mẫu thân dạy dỗ cách quản gia. Sau ngày trưởng tỷ xuất giá, nàng có thêm một tỷ tỷ cho nàng biết chuyện bên ngoài. Các nàng đã chỉ bảo nàng rất tốt nên nàng làm sao không biết mình đã bị gia tộc bỏ rơi, trở thành khí tử Còn gọi là lễ nạp tệ. Đúng như tên gọi, “nạp tệ” tức là nộp tiền, hai nhà gặp nhau chủ yếu để xem bên nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp những gì. Ngày xưa cuộc bàn bạc này gọi là “thách cưới”, trong đó nhà gái có thể đưa ra yêu cầu, đỏi hỏi rất nhiều thứ nhưng có phân rõ lễ với nhà giàu, nhà nghèo.