Chương trước
Chương sau

Chương 1

Một Màu Xuân

Suốt cả đời người sẽ luôn có mấy vết nhơ.

Mà cả đời Nam Sương lại dính hết vết nhơ này đến vết nhơ khác, đến nỗi không thể vãn hồi khiến nàng cảm thấy bực bội, ấm ức.

Sự việc phải kể lại từ năm các Vạn Hồng kết minh với phái Thiên Thủy đó.

Nam Sương là đại tiểu thư phái Thiên Thủy. Người giang hồ thường cưới muộn nên nàng đến cái tuổi mười chín mới bị cha gọi đến trước mặt mà rằng: “Gần đây phái ta kết minh với các Vạn Hồng, cha thấy nhị công tử nhà họ không tệ, vẻ ngoài tuấn tú, sống lưng thẳng tắp, con gả đến đó nhé?”.

Nam Dương nghĩ thầm gái lớn gả chồng, thế là gật đầu, trịnh trọng đáp: “Vâng ạ”.

Nam Cửu Dương lại không khỏi ngẩn ngơ, lát sau mới lắc đầu thở dài: “Con gái lớn rồi”.

Đội đưa dâu xuất phát vào đúng cuối hè, hương hoa quế thoang thoảng trong không khí. Phái Thiên Thủy ở trong nội thành của kinh thành, mở cửa sát đường, trang nghiêm như nhà quan. Cành cây xanh um tươi tốt điểm xuyết trên mái cong của cánh cửa đỏ, Nam Cửu Dương đứng ở cửam nhìn con gái vận cát phục, tô son điểm phấn thì cảm khái, không cầm được nước mắt.

Nào ngờ sau khi Nam Sương ngẩng đầu sải bước vào trong kiệu một lúc lại vén rèm thò đầu ra, gọi: “Cha chớ buồn, con gái gả xong lại về mà”.

Biểu cảm đau buồn của Nam Cửu Dương lập tức cứng đờ, ánh mắt trở nên hết sức quái gở, lại nhìn Nam Sương cười hi hì nói với phu kiệu: “Đi thôi”. Tức thì trống chiêng vang trời, tưng bừng náo nhiệt, Nam Cửu Dương nghĩ thầm chẳng lẽ con gái bảo bối coi việc lấy chồng như vận chuyển, không làm ầm ĩ là vì nó cho rằng vẫn có thể quay về.

Nam Cửu Dương bỗng có dự cảm cực kỳ xấu.

Thật ra Nam Sương chỉ định bàn với phu quân tương lai, cho phép nàng được về nhà với cha mỗi năm từ cuối mùa thu tới đầu xuân năm sau thôi.

Nàng đã nghĩ xong lí do rồi, nửa năm từ đầu xuân tới giữa hạ mà nàng ở lại các Vạn Hồng là lúc thời tiết tốt, khí trời ấm áp, thích hợp chuyện phòng the,  sinh sôi nảy nở.

Cả đường thuận buồm xuôi gió, ngày nào thời tiết cũng trong xanh, có gió thổi mát mẻ. Từ khi sinh ra tới nay, Nam Sương là một người có mệnh xuôi gió xuôi nước, chuyện vướng mắc lớn nhất gặp phải chính là lúc nhỏ đi học với mấy anh công tử nhà hàng xóm, phu tử giảng bài có nhắc tới từ “chuyện phòng the”, mấy đứa trẻ choai choai đều mắc cỡ đỏ bừng cả mặt, chỉ mình tiểu Nam Sương nữ cải nam trang là vỗ án đứng lên, học theo giọng điệu cha mà rằng: “Đó, là một chuyện tuyệt vời”.

Học đường lúc ấy im bặt không tiếng động, chim khách trên cành hót ríu rít, đang độ đầu xuân, mèo con cũng náo động ở bên ngoài, một tiếng “meo” làm cả người phu tử bảy tám mươi run lên, mấp máy nói: “Nghiệt, nghiệt chướng!” Cùng ngày, Nam Sương bị phu tử trục xuất khỏi học đường trong ánh mắt khinh bỉ.

Kỳ thậ năm ấy Nam Sương không biết hàm nghĩa huyền diệu của từ “chuyện phòng the”, nàng chỉ xem mèo vẽ hổ nói lại y nguyên lời của Nam Cửu Dương mà thôi, chẳng ngờ lại phải khóc nức nở một trận, còn trở thành vết nhơ lớn nhất cuộc đời.

Sau khi biết nguyên nhân con gái bị đuổi khỏi học đường, Nam Cửu Dương vô cùng xoắn xuýt, ông ngồi ngay ngắn trước kỷ án trong phòng sách, ưu sầu nhìn Nam Sương rồi thở dài hai tiếng, nói: “Lấy mình làm gương, mưa dầm thấm đất, là lỗi của vi phụ, là lỗi của vi phụ”.

Cũng may năm đó Nam Sương giả nam đi học, duy chỉ có tiên sinh dạy học biết thân phận thật của nàng. Nam Cửu Dương dùng tiền bịt miệng lão tiên sinh nên Nam Sương không bị cái danh vô liêm sĩ.

Cùng năm ấy, Nam Cửu Dương mời một tú tài thi rớt đến phủ dạy học, từ đó Nam Sương không đến học đường nữa. Không có bạn cùng lứa cạnh tranh, nàng học thi từ ca phú bập bõm chữ được chữ không.

Con gái không tài thì được đức nên Nam Cửu Dương không bận tâm. Bảy năm sau, phái Thiên Thủy kết minh với các Vạn Hồng, vẻ ngoài của nhị công tử các Vạn Hồng đó quân tử như ngọc, anh tuấn tiêu sái. Nam Sương đã đến tuổi hiểu chuyện, Nam Cửu Dương nghĩ thầm, đứa bé hiểu biết từ sớm, nếu gả cho thì nhất định am tường thuật ngự phu, chắc chắn quan hệ của phái Thiên Thủy và các Vạn Hồng có thể nâng cao một bước. Nào ngờ một câu “Ít ngày nữa con sẽ về” của Nam Sương đã khiến Nam Cửu Dương hết sức sợ hãi.

Vạn Hồng Các tọa lạc trong núi Ngọc ngoài thành Phượng Dương. Đường núi có mười tám chỗ rẽ, chỉ thoáng thấy chân hành lang có mái và lầu các tường trắng nguy nga sừng sững, dưới sự che đậy càng thêm phần u tĩnh trang nghiêm. Lúc bấy đầu thu, lá phong đã biến thành vàng màu cam.

Các Vạn Hồng vốn tên là các Vạn HồngAi đến trước thì ăn trước.
Chương trước
Chương sau
icon
TruyệnAZ là nền tảng mở trực tuyến, miễn phí đọc truyện chữ được convert hoặc dịch kỹ lưỡng, do các converter và dịch giả đóng góp, rất nhiều truyện hay và nổi bật được cập nhật nhanh nhất với đủ các thể loại tiên hiệp, kiếm hiệp, huyền ảo ...