Không Hơn Một Xu Không Kém Một Xu
Jeffrey Archer
Chương 1
Jorg, sáu giờ chiều nay, giờ châu Âu, rút bảy triệu đô la ở tài khoản số Hai gửi vào các nhân hàng hạng nhất, loại ba chữ " A". Hoặc đầu tư toàn bộ số này vào tín dụng đô la châu Âu qua đêm. Rõ chưa? - Rồi, Harvaey I - Gửi ngay 1 triệu đô la vào Banco do Minas Gerais, Rio de Janeiro, dưới các tên Silverman và Elliot, đồng thời hủy ngay lệnh vay tiền ngân hàng Barclays ở phố Lombard. Rõ chưa? - Rõ, Harvey. - Tiếp tục mua vàng, chừng nào số vàng tương đương 10 triệu đô la mới thôi. Phải mua vào lúc giá hạ, không được vộui vàng. Rõ chưa? - Rõ, Harvey!
Harvey Metcalfe tự nhận thấy lời chỉ dẫn vừa rồi là quá thừa, bởi Jorg Birrer là một trong số ít chủ ngân hàng nổi tiếng về sự thận trọng ở Zurich. Hơn thế nữa, Jorg Birrer đã làm ăn với Harvey suốt hai mươi nhăn năm nay và luôn tỏ ra là một nhà tài chính sắc sảo. - Tiện đây tôi mời ông tham dự tuần lễ Wimbledon bắt đầu từ hai giờ chiều thứ ba, ngày 25 tháng Sáu, tại sân thi đấu trung tâm, vẫn lô ghế riêng. - Đồng ý
Có tiếng đặt máy lách cáh. Harvey chưa bao giờ biết tạm biệt, đúng hơn , chưa bao giờ nắm được các quy tắc xã giao, và bây giờ thì quá muộn để có thể bắt đầu làm quen với chúng. Gã nhấc điện thoại , quay liền bảy con số để chúng gọi tới ngân hàng Lincoln Trust ở Boston, yêu cầu được nói chuyện với thư ký riêng, cô Fish. - Cô Fish đó à? - Vâng, thưa ngài. - Hủy ngay các dữ liệu về Prospecta Oil. hủu tất cả thư tín có liên quan tới nó. Nhớ không được để lại một dấu vết nào, dù là nhỏ nhất. Rõ chưa? - Dạ rõ. Lại có tiếng đặt máy. Suốt hai mươi nhăm năm qua, các mệnh lệnh tương tự thế này liên tục được Metcalfe tung ra, và bao giờ cô Fish cũng hiểu là không nên hỏi ông chủ về lý do củ các mệnh lệnh đó.
Với cảm giác của người chiến thắng, Metcalfe hít một hơi thật sâu. Hiện giờ, gã đang có trong tay 25 triệu đôla, và đừng có ai hòng cướp nó ra khỏi tay gã. Gã bật nút chai Champagne Krug1964 củ Hefges, Buttler, London, rồi chậm rãi nhâm nhi. gã lại châm một điếu Romeo & Julieta Churchill. Một người Ý di cư đã nhập lậu cho gã loại thuốc này, từ Cuba, mỗi tháng hai hộp, mỗi hộp 250 điếu. Xong xuôi, gã thả người xuống ghế, nhẹ nhàng hồi tưởng lại những ngày đả qua. Lúc đó, ở Boston, bang Massachussets là 12 giờ 20 phút, gần giờ ăn trưa.
6 giờ 20 phút chiều, tại London, trên các phố Harley và Bond, trên đường King's Road và tại phân viện Magdalen, trường dại học Oxford, bốn người đàn ông xa lạ đang kiểm tra trị giá cổ phiếu của Prospecta Oil, một công ty đầy triển vọng, trên tờ Evering Standard, số cuối cùng trong ngày. Giá cả lúc đó là 3.70 đola.Cả bốn người đều đang giàu có, và đang kỳ vọng rất lớn ở tương lai. Họ hy vọng sẽ tiến xa hơn trong nghề nghiệp.
Họ đâu biết , ngày mai họ sẽ trắng tay, không một xu dính túi.
Kiếm được một triệu đôla bằng con đường bất hợp pháp đã khó, kiếm được cũng chừng ấy đôla bằng con đường hợp pháo còn khó khăn hơn; nhưng giữ được số đola đó mới là khó khăn thực sự. Henryk Metelski là một trong những số ít người làm được cả ba việc này. Thậm chí nếu gã có dùng một triệu đôla bất hợp pháp để kiếm ra một triệu đola hợp pháp thì gã cũng hơn hẳn những người khác: Gã biết cách giữ nó !
Henryk Metelski sinh ra trong một gia đình bốn người con, tại một căn phòng chật hẹp ở khu Lower East, New York, vào ngày 17 tháng Năm, năm 1909. Cậu bé lớn lên trong thời đại khủng hỏang, chỉ biết tin vào Chúa và một bữa ăn mỗi ngày. Cha mẹ cậu là người vùng Warsaw,di cư từ Ba Lan sang hồi đầu thế kỷ. Cha của Henryk là một thợ nướng bánh nên đã nhanh chóng tìm được việc làm ở New York, nơi những người Ba Lan nhập cư chuyên làm bánh mì đen và quản lý các nhà hàng nhỏ phục vụ đồng hương. Cả cha và mẹ Henryk đều mong muốn cậu thành đạt trên con đường học vấn nhưng cậu lại chưa bao giờ có ý định trở thành học sinh xuất sắc của trường, năng khiếu bẩm sinh của cậu nằm ở chỗ khác. Rất khôn ngoan, lanh lợi,nhưng cậu thích quan tâm tới việc buôn bán thuốc lá và rượu lậu trong trường hơn là học thuộc những câu chuyên về cách mạng Mỹ và chiếc Chuông Tự do. Henryk không bao giờ tin rằng điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này lại là tự do; sự đam mê tiền bạc và quyền lực đến với cậu tự nhiên như thể mèo sinh ra đã thích bắt chuột.
Năm Henryk 14 tuổi thì cha cậu chết vì bị ung thư. Chưa đầy ba năm sau, mẹ cậu cũng qua đời. Thế là bốn anh em cậu phải tự sống nuôi nhau. Lẽ ra, Henryk cũng phải vào sống tại cô nhi viện địa phương như ba người anh em của mình, nhưng vào giữa những năm 1920 thì chuyện một đứa trẻ mấtti1ch ở New York chẳng hề được ai quan tâm nên Henryk đã dễ dàng trốn thóat khỏi viện cô nhi đó.Tuy vậy, kiếm được miếng ăn để sống sót qua ngày chẳng dễ dàng chút nào. Nhưng Henryk đã thành công,và trường đời đã dạy cậu nhiều điều bổ ích lúc đó cũng như cho cuộc sống sau này.
Với cái bụng kép lẹp và đôi mắt tinh ranh, câu lang thang khắp vùng Lower East, nay đánh giày, mai rửa bát, nhưng vẫn luôn để tâm tìm đường lọt vào mê cung của tiền bạc và quyền lực. Cơ hội đầu tiên của cậu là khi Jan Pelnik, bạn cùng phòng trọ, phải nghỉ việc vì bị ngộ độc thức ăn. Jan Pelnik là người đưa tin của Sở Giao dịch Chứng khóan New York. Henryk, được bạn nhờ đến xin nghỉ ốm, đã phóng đại việc ngộ độc thức ăn thành bệnh lao phổi, và đề nghị được thế chân bạn. Sau đó, cậu thuê chỗ ở mới, mặc đồng phục mới. Mất đi một người bạn, nhưng lại được việc làm.
Hầu hết các bức điện mà Henryk chuyển đi vào đầu những năm hai mươi đều có tên "Mua" và nhiều cái trong đó là điện khẩn, vì đây là thời kỳ kinh tế bùng nổ. Cậu thấy nhiều kẻ ngu dốt nhờ may mắn đã kiếm được bạc tỷ, trong khi cậu vẫn chẳng kiếm được gì ngòai vai trò một kẻ quan sát. Bản năng hướng cậu quan tâm đến những người mà chỉ trong một tuần, đã kiếm được số tiền lớn gấp bội tổng số lương mà cậu hy vọng cho cả cuộc đời. Cậu bắt đầu học cách nghiên cứu thị trường chứng khóan: lắng nghe các cuộc nói chuyện riêng, lén mở các bức điện có dấu và khám phá các báo cáo. Mới 18 tuổi, Henryk đã có bốn năm kinh nghiệm ở Wall Street. Bốn năm mà hầu hết những người đưa tin chỉ đơn giản tiêu phí vào việc chạy lên chạy xuống các tầng nhà đông đúc, di chuyển chững tấm giấy màu hồng; nhưng đối với Henryk Metelski, bốn năm đó có giá trị tương đương với bốn năm ở Trường Thương nghiệp Harvard.
Một sáng tháng Bảy năm 1927, Henryk phải chuyển một bức điện của Halgarten & Co., một văn phòng môi giới có bề dày tên tuổi. Trên đường đi, cậu rẽ vào nhà vệ sinh xem trộm bức điện. qua một thời gian làm việc, henryk đã tự vạch ra cho mình một lộ trình mà nhờ đó , có thể giấu mình trong phòng nhỏ, nghiên cứu xác định giá trị nội dung các bức điện rồi ngay lập tức , gọi điện cho Witold Gronowich, một người Ba Lan đứng tuổi, chủ của một Công ty Bảo hiểm nhỏ phục vụ những người đồng hương. Henryk dự tính kiếm thêm được 20 đến 25 đôla mỗi tuần nhờ việc cung cấp tin mật. Còn Gronowich thì hứa không bao giờ để lộ ra ai là người bán tin.
Ngồi trên bồn nhà cầu, Henryk chăm chú đọc bức điện và dần dần nhận ra tầm quan trọng của nó. Thống đốc bang Texas quyết định cấp giấy phép cho Công ty Dầu lửa Standard xây dựng đường ống dẫn dầu từ Chicago đến Mexico.Tất cả các tổ chức Chính phủ liên quan đều đã thông qua quyết định này. Các nhân viên Sở giao dịch Chứng khóan đều biết rằng suốt một năm qua, Công ty Standard đã làm mọi cách để có giấy phép xây dựng đường ống dẫn dầu, nhưng hầu như không ai tin rằng Thống đốc rồi sẽ phê chuẩn. Bưc điện khẩn mà Henryk đang đọc là của một người môi giới của John D. Rockerfeller gửi cho Tucker Anthony. Sự phê chuẩn này củ Thống đốc bang sẽ làm cho tòan bộ các vùng phía Bắc phát triển thành nơi cung ứng dầu lửa và sẽ mang lại nhiều lợi nhuận. Nhưng Henryk chỉ quan tâm tới giá các cổ phiếu của Standard Oil. Chắc chắn, thị giá của chúng sẽ tăng vọt, nhất là khi Standard Oil đã kiểm sóat chín mươi phần trăm các xưởng lọc dầu ở Mỹ.
Lẽ ra, Henryk phải chuyển thẳng tin tức này cho Gronowich, nhưng đúng vào lúc vừa ra khỏi ngăn vệ sinh, cậu nhìn thấy một mẩu giấy nhỏ màu hồng rơi ra khỏi túi một ông béo cũng đang bước ra từ ngăn kế bên. Chẳng có ai xung quanh, Henryk nặt mẩu giấy và quay trở lại chỗ cũ, lòng nghĩ, nếu may mắn thì mảnh giấy này sẽ tiết lộ một tin tức quan trọng khác. Nhưng thực tế, đó là một tấm sức trị gí 50.000 đola của một quý bà Rennick nào đó.
Henryk quyết định rất nhanh. Cậu lao ra khỏi phòng vệ sinh, và ngay lập tức, có mặt trên phố Wall. Cậu đến quán cà phê nhỏ trên phố Recton, giả vờ uống coca- cola, nhưng kì thực là để thảo ra một kế họach cho riêng mình.
Trước hết, cậu đến một chi nhánh của Ngân hàng Morgan ở phí tây nam của Wall Street, đổi tấm séc ra tiền mặt. Với bộ đồng phục lịch sự của nhân viên đưa tin Sở giao dịch chứng khóan, cậu dễ dàng đi vào ngân hàng, như bất cứ một ông chủ hãng nào đó. Sau đó, cậu trở lại Sở giao dịch, nhờ một người môi giới mua 2.500 cổ phiếu của Standard Oil và giữ lại 126.61 đôla để gửi vào tài khòan vãng lai ở Ngân hàng Morgan. Xong xuôi, cậu trở về với công việc hàng ngày nhưng vẫn nóng lòng chờ đón thông báo của văn phòng Thống đốc. Suốt ngày hôm đó, lúc nào cậu cũng bị Standard Oil ám ảnh, kể cảm khi đang đọc các bức điện khác trong nhà vệ sinh.
Chờ mãi mà vẫn không thấy một thông báo nào, Henryk đâu có biết thông tin này được ngâm lại cho tới tận ba giờ chiều, giờ Sở giao dịch Chứng khóan đóng cửa, để chính bản thân ngài Thống đốc có thể vơ vét các cổ phiếu của Standard Oil ở tất cả những nơi mà bàn tay bạch tuộc của ngài có thể vươn tới.
Tối hôm đó, Henryk trở về nhà, lòng đau đớn với ý nghĩ cậu đã mắc một sai lầm tai hại. Cậu có nguy cơ mất việc, và mất tất cả những gì mà cậu chắt chiu xây dựng suốt bốn năm qua, hơn thế nữa, có thể cậu sẽ phải ngồi tù.
Đêm đã khuya mà Henryk vẫn chưa hề chợp mắt. Cậu mở hết tất cả các cửa sổ mà vẫn cảm thấy ngột ngạt. Tới một giờ thì sức chịu đựng của cậu cạn kiệt, cậu nhảy ra khỏi giường, cạo râu, mặc quần áo, rồi đón xe điện ngầm đến nhà ga trung tâm Grand. Từ đây, cậu đi bộ đến Quảng trường Times để mua tờ Wall Street Juornal số đầu tiên. Với đôi bàn tay run rẩy, một hàng tít lớn đập thẳng vào mắt cậu :
THỐNG ĐỐC TRAO QUYỀN XÂY DỰNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU CHO ROCKERFELLER
dưới đó lại là một tiêu đề phụ :
GIÁ CỦA STANDARD OIL TĂNG VỌT
Trong chốc lát, Henryk không hiểu mình đang đọc cái gì. Sau đó, cậu quyết định đến một quán cà phê ban đêm trên phố West 42, gọi một chiếc xúc xích, một khoanh dăm bông thật lớn, khoai tây chiên, và nước sốt cà chua. Rồi cậu nhấm nháp chút một, chút một , như thể người tử tù thưởng thức bữa ăn cuối cùng trước khi lên ghế điện, chứ không phải người đang đứng ở ngưỡng cửa của sự giàu sang. Cậu ngấu nghiến đọc câu chuyện chi tiết về sự táo bạo của Rockerfeller trên trang nhất và trang mười bốn. Liên tục, từ lúc đó cho đến bốn giờ sáng, cậu đã mua ba số đầu tiên của tờ New York Times, hai số đầu tiên của tờ Herald Tribune để khẳng định độ chính xác của các thông tin. sau đó, Henryk hối hả về nhà, lòng rộn rànng, hoan hỉ. Cậu thay đồng phục rồi đi làm. Tám giờ đúng, cậu có mặt tại Sở Giao dich, làm các công việc được giao một cách chiếu lệ vì đầu óc còn mãi nghĩ tới phương thưc thực hiện phần hai của kế họach.
Khi Sở Giao dịch chính thức mở cửa thì Henryk đến Ngân hàng Morgan, đề nghị được vay 50.000 đôla ghi tên bà Rose Rennik. Sau đó cậu đi tìm địa chỉ và số điện thọai củ nhà hảo tâm vô tình này
Bà Rennick là một quả phụ sống dựa hòan tòan vào các khỏan đầu tư của ông chồng quá cố. Bà ta sống trong một căn hộ nhỏ trên phố 62, con phố mà Henryk vẫn nghe mọi người nói, là hiện đại nhất New York. cú đện thọai của người nào đó tên Henryk Meteleski đề nghị được gặp vì có việc khẩn đã khiến bà Rennick thấy tin tưởng hơn đôi chút và đồng ý gặp người đó tại Waldorf - Astoria, hồi bốn giờ chiều.
Henryk chua bao giờ bước chân vào Waldorf - Astoria, nhưng sau bốn năm làm việc ở Sở Giao dịch, ít có khách sạn hoặc nhà hàng nổi tiếng nào mà cậu lại không được nghe người ta nhắc đến. cậu nhận thấy bà Rennick có vẻ thích được uống trà với cậu ở Waldorf - Astoria hơn là gặp gỡ một ông nào đó có cái tên henryk Metelski trong căn hộ của bà, đặc biệt là vì chất giọng Ba Lan của cậu, nói trên điện thọai khó nghe hơn là khi trò chuyện trực tiếp.
Henryk đang đứng trên hành lang trải thảm của Waldorf, cảm thấy xấu hổ về cách ăn mặc của mình. Bị ám ảnh bởi cảm giác tất cả mọi người đang nhìn mình chằm chằm, cậu cố giấu cái thân hình chắc nịch, béo lùn của mình vào một chiếc ghế rất thanh nhã trong phòng Jefferson. Giờ đây, cậu lại lấy làm tiếc vì đã bôi quá nhiều dầu trơn lên mái tóc den bồng bềnh, và quá ít lên đôi giày đế thấp. Quá hoang mang, cậu cứ đưa tay sờ liên tục vào cái mụn nhỏ ở bên mép và nôn nao chờ đợi. Bộ vest mà mỗi lần mặc vào cậu đều cảm thấy tự tin hơn trong đám bạn bè, giờ đây sao quá kệch cỡm và rẻ tiền. cậu thấy mình không hợp với cách bài trí nội thất ở đây, lại càng không hòa hợp được với khách hàng của Waldorf. lần đầu tiên trong đời cậu biết thế nào là sự thiếu thốn. cậu nhặt đại tờ New Yrorker và giấu mình sau tờ báo, thầm cầu nguyện cho bà khách của mình hãy sớm xuất hiện. Nhân viên phục vụ không thèm để ý đến sự có mặt của cậu, họ cứ đi đi lại lại quanh các dãy bàn được trang trí và bày biện rất đẹp mắt. cậu nhận thấy có một người chẳng làm gì khác hơn là đi quanh phòng trà, dùng bàn tay đeo găng trắng gắp lên những viên đường trắng. henryk thực sự bị gây ấn tượng bởi hình ảnh này.
Hơn bốn giờ một chút thì bà Rennick xuất hiện cùng với hai con chó nhỏ. henryk đóan bà ta chùng hơn sáu mươi tuổi. Bà ta đội một chiếc mũ rộng vành kỳ quặc chưa từng thấy, ăn mặc quá diêm dúa và trang điểm quá nhiều. bà ta qua béo, nhưng lại có nụ cười rất ấm áp, đôn hâu, và có vẻ như đã quen biết hết thảy mọi người ở đây. Khi nhìn thấy Henryk, người bà đóan là hẹn gặp mình, bà hơi ngạc nhiên chẳng những vì cách ăn mặc kỳ lạ của cậu, mà còn vì cậu trẻ hơn rất nhiều so với tuổi mười tám.
Trong lúc bà Rennick gọi trà, Henryk ngân nga kể lại câu chuyện mà cậu đã thuộc lòng. Có một chút nhầm lẫn nhỏ xảy ra : người ta đã gửi nhầm tờ séc của bà tới Công ty của cậu, ông chủ cậu bèn sai cậu mang trả lại tấm séc cho bà ngay lập tức, và nói với bà là ông rất lấy làm tiếc vì cái sai lầm ngớ ngẩn kia. Rồi Henryk đưa cho bà ta tờ hối phiếu 50.000 đola và còn nói thêm rằng cậu sẽ bị mất việc nếu bà làm to chuyện, vì cậu phải chịu trách nhiệm hòan tòan về việc này. thực ra , bà Rennick vừa mới được thông báo về việc mất séc sáng nay, và bà cũng chưa hề biết nó đã bị đổi ra tiền mặt. Vẻ lo lắng thực sự của Henryk đã gợi lên trong bà Rennick một sự thông cảm. Bà đồng ý bỏ qua chuyện này, và thấy rất vui vì tiền của bà đã trở về nguyên vẹn. Henryk thở phào nhẹ nhõm. Lần đầu tiên trong ngày, cậu thấy hài lòng với bản thân, thậm chí, cậu còn gọi người bồi đeo găng tay trắng lấy đường cho cậu.
Sau đó , Henryk cáo lui, lấy lý do phải trở lại với công việc. cậu cám ơn bà Rennick vì sự độ lượng của bà, thanh tóan hóa đơn hai tách trà rồi về. ra đến ngòai phố, cậu sung sướng húyt một điệu sáo. Chiếc sơ mi mới tinh của cậu ướt đẫm mồ hôi( có lẽ bà Rennick sẽ gọi đây là sự bài tiết) nhưng bây giờ thì cậu đang ở ngòai trời, cậu có thể tự do hít thở. công việc làm ăn đầu tiên của cậu đã thành công tốt đẹp.
Cậu dừng lại trên đại lộ công viên, bật cười vì điểm hẹn gặp bà Rennick cũng chính là nơi John D Rockerfeller, Giám đốc của Standard Oil có phòng nghỉ riêng. Henryk đã đi bộ tới đây, đã vào bằng lối cửa chính còn ngài Rockerfeller lại tới sớm hơn một chút, theo đường ngầm, và đi lên bằng thang máy riêng tới tận tầng tháp. Rất ít người New York biết rằng ông vua dầu lửa này có một nhà ga riêng ở độ sâu năm mươi foot, ngay dưới chân Waldorf - Astoria để ông ta không bao giờ phải đi qua tám khu phố tới nhà ga trung tâm. trong khi Henryk đang mạn đàm với bà Rennick về tờ séc 50.000 đola thì tại tầng thứ năm mươi bảy, ngay trên đầu họ, Rockerfeller cũng đang bàn bạc với Andrew W. Menllon, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, về khỏan đầu tư 5.000.000 đôla.
Sáng hôm sau, henryk trở lại làm việc bình thường nhưng cậu biết rằng trong 5 ngày tiếp theo, cậu phải bán hết các cổ phiếu cũng như trả hết nợ cho Ngân hàng Morgan và người môi giới, vì tài khoản trên thị trường giao dịch New York chỉ có giá trị trong năm ngày kinh doanh hoặc bảy ngày theo lịch thường niên.Vào ngày cuối cùng, giá cổ phiếu dừng ở mức 23,25 đôla. Cậu bán được 23.125 đola, thanh toán số tiền vốn 49.625 đôla và thu về 7.900 đôla. Cậu gửi tiếp số này vào ngân hàng Morgan.
Liền 3 năm sau đó, Henryk không gọi điện cho Gronowich nữa, mà thực sự bắt tay vào công việc kinh doanh của bản thân. Lúc đầu, gã chỉ có một số vốn rất nhỏ, nhưng rồi con số này ngày càng mọc đuôi dài ra, vì gã vốn tinh ranh, đã học được rất nhiều kinh nghiệm ở sở Giao dịch, hơn nữa, gã lại là con người tự tin. Thời gian bao giờ cũng là vàng. Khi làm ăn không có lãi thì gã lại học được cách làm chủ thị trường trái phiếu ; ngay cả khi giá cổ phiếu tuột thấp hoặc tăng cao vọt. Mánh lới của gã là : Khi giá cổ phiếu đang tụt thì phải bán trước kỳ hạn - trong kinh doanh, không có đạo lý. Chẳng bao lâu, gã học được nghệ thuật bán các cổ phiếu không thuộc quyền sở hữu cá nhân trong trường hợp giá cả đang hạ. Giác quan cảm nhận các dao động trên thị trường của gã ngày một nhạy bén hơn, và thị hiếu của gã về quần áo cũng ngàyn một hợp lý hơn. Tính láu cá mà gã học được ở khu Lower East vẫn luôn tỏ ra hữu ích. Ít lâu sau, gã lại khám phá thêm một điều : Thế giới là một khu rừng rậm - nhiều khi sư tử và hổ cùng đội lốt người.
Khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929 thì số tiền lời 7.490 đôla của Henryk đã biến thành một lượng cổ phiếu trị giá 51.000 đôla. và một ngày trước khi Chủ tịch Công ty Halgarten & Co. nhảy qua cửa sổ Sở Giao dịch để tự tử thì Henryk đã thanh toán sạch sẽ các cổ phiếu của mình. Và với số lãi mới, gã chuyển sang sống ở một căn hộ khá lịch sự trên phố Brooklyn và bắt đầu đi lại bằng chiếc Statz màu đỏ bóng loáng. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, Henryk cũng nhận thấy rằng gã vào đời với ba điều bất lợi : Tên tuổi, tiểu sử và sự nghèo khó. Tiền bạc đã tự nó giải quyết cái nghèo, còn bây giờ, gã phải kết thúc hai vấn đề còn lại. để làm được việc này, gã đã đệ đơn lên tòa án, xin phép được đổi tên thành Harvey David Metcalfe. Tòa án chấp thuận, gã liền tuyệt giao với bạn bè trong cộng đồng người Ba Lan, và tháng Năm năm 1930, gã bước vào tuổi thành niên với một cái tên mới,.
Một năm sau, trong một trận đấu bóng , gã gặp và làm quen với Roger Sharpley. Tới đây, gã lại khám phá thêm một điều mới mẻ nữa : Người giàu cũng có nỗi niềm riêng. Sharpley là người Boston. Anh ta thừa kế của cha một Công ty chuyên nhập khẩu whisky và xuất khẩu lông thú. Đã theo học tại trường Choate và Trường Cao đẳng Dartmouth, Sharpley có tất cả những gì m2 người Boston ao ước - lòng tự tin và sự duyên dáng. Anh cao ráo, đẹp trai, có vẻ dòng dõi người Viking, và rõ ra là một tay ăn chơi sành sỏi. Mọi thứ đều đến với anh rất dễ dàng - đặc biệt là phụ nữ. Xét về bản chất, anh và Harvey trái ngược nhau hoàn toàn, nhưng chính sự đối lập đó đã hút họ lại với nhau như hai thanh nam châm đối cực.
Tham vọng duy nhất của Roger là được trở thành sĩ quan Hải quân, nhưng sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Dartmouth, anh phải trở về với công việc kinh doanh của gia đình vì cha anh không được khỏe. Song, vừa mới điều hành Công ty được một tháng thì cha anh qua đời. Roger rất muốn bán đấu giá Công ty Sharpley & Con trai, nhưng cha anh đã lập một di chúc phụ, trong đó nói : Mếu Roger bán Công Ty Sharpley & Con trai trước ngày sinh nhật lần thứ bốn mươi ( ngày cuối cùng người ta có thể ghi tên nhập Hải quân) thì số tiền bán Công ty phải được chia đều cho toàn thể họ hàng.
Harvey suy nghĩ rất nhiều về vấn đề của Roger. Sau hai lần gặp gỡ với một luật sư giỏi ở New York, gã đã vạch cho Roger một phương án : Harvey sẽ mua 49% Công ty Sharpley & Con trai với giá 100.000 đôla và 20.000 đola lợi nhuận mỗi năm. Đến lần sinh nhật thứ bốn mưoi thì Roger sẽ nhượng nốt 51% còn lại với giá 100.000 đôla. Để có thể kiểm soát toàn bộ Công ty, gã sẽ lập ra một ban giám đốc mới gồm 3 người : harvey, Roger và một người do Harvey chỉ định. Theo harvey thì Roger hoàn toàn có thể gia nhập Hải quân và chỉ cần tham dự các cuộc họp Đại hội cổ đông.
Roger không ngờ mình lại quá may mắn như vậy và cũng không muốn tham khảo ý kiến của một ai, vì biết họ sẽ thuyết phục anh chống lại "lòng tốt" của Harvey. Còn Harvey rất tin tưởng vào vụ làm ăn này. Gã đã đánh giá đúnng con mồi. Roger chỉ cần suy nghĩ về lời đề nghị của Harvey trong một vài ngày rồi quyết định lên New York làm các thủ tục pháp lý. Trong khi đó, Harvey đến vay ngân hàng Morgan 50.000 đôla. Các ngân hàng vốn thường đầu tư vào tương lai, hơn thế nữa, Harvey đang được xem là một khách hàng có tiềm năng, nên người quản lý đã đồng ý cho gã vay số tiền đó. thế là harvey đã có thể mua 49^Công ty Sharpley & Con trai để trở thành vị giám đốc thứ năm của Công ty. Các thủ tục pháp lý được hoàn tất tại New York vào ngày 28 tháng Mười năm 1930.
Sau đo, Roger vội vàng lên đường tới cảng Newport trên đảo Rhode cho kịp khóa huấn luyện sĩ quan Hải quân, còn Harvey thì lên đường đi Boston. và cuộc đời một gã chạy việc kết thúc vào năm Harvey hai mưoi tuổi để thay vào đó là vị giám đốc một công ty tư nhân.
Bất cứ cái gì bị coi là thảm họa của thiên hạ, Harvey đều biết lợi dụng, chuyển thành lợi thế cho riêng mình. Chính phủ Mỹ ban hành luật cấm rượu nên Harvey chỉ có thể xuất khẩu lông thú chứ không được phép nhập khẩu whisky. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận trong mười năm qua của Công ty bị giảm đi đáng kể. nhưng ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo, Harvey đã khám phá ra rằng, chỉ cần một chút quà hối lộ cho Thị trưởng Boston, Cảnh sát trưởng và nhân viên Hải quan ở biên giới, cùng với một số tiền thuê Mafia đưa hàng đến điểm hẹn, là gã có thể buôn bán rượu whisky tha hồ. Công ty Sharpley & Con trai đã mất đi một hội đồng quản trị giàu kinh nghiệm, đáng kính trọng, nhưng lại có được một hội đồng quản trị mới gồm những con thú phù hợp hơn với thuyết rừng rậm nhiệt đới của Rarvey Metcalfe.
Suốt 3 năm, từ 1930 đến 1933, Harvey đã làm ăn rất phát đạt, nhưng khi Tổng thống Roosevelt tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm rượu, do áp lực của công chúng, thì công việc làm ăn đã có phần chững lại. harvey để cho Công ty tiếp tục kinh doanh rượu whisky và lông thú, riêng bản thân gã thì đi tìm những lĩnh vực mới.
năm 1933, Công ty Sharley & Con trai kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập. Chỉ trong có 3 năm thôi, Harveyđã đánh mất đi cái danh tiếng mà ban quản trị cũ đã phải mất 97 năm mới xây dựng được, nhưng bù lại, gã đã làm tăng gấp đôi lợi nhuận. Năm năm tiếp sau, gã đưa tổng số tài sản của Công ty lên tới một triệu. Bốn năm sau đó, gã lại đưa con số này lên gấp đôi. Đó cũng là lúc Harvey quyết định tách khỏi Sharpley & Con trai. Trong vòng mười hai năm, từ 1930 đến 1942, gã đã đưa tổng lợi nhuận từ 30.000 đola lên tới 910.000 đola. thánng Giêng năm 1944, harvey quyết định bán công ty với giá 7.000.000 đôla, trả cho bà quả phụ của Đại uý Hải quân Hoa Kỳ Roger Sharpley 100.000 đôla, giữ lại cho riêng mình 6.900.000 đôla.
Nhân kỷ niệm lần sinh thứ ba nhăm của mình, Harvey mua một ngân hàng nhỏ đang thời kỳ suy thoái với giá 4.000.000$, Ngân hàng Lincoln Trust, ở Boston. Lúc đó. ngân hàng có số lợi nhuận khoảng 500.000$ mỗi năm, với trụ sở chính đặt tại trung tâm Boston, và một danh tiếng không lấy gì làm thơm tho. Harvey quyết định không lấy gì làm thơm tho.Harvey quyết định thay đổi cả danh tiếng lẫn bảng tổng kết thu chi của ngân hàng - nhưng điều đó không có nghĩa là cũng sẽ cải thiện mức độ trung thực trong con người gã. Tất cả các vụ làm ăn mờ ám trong khu vực Boston dường như đều bắt nguồn từ Lincoln Trust, và mặc dù Harvey đã đưa tổng số lợi nhuận lên tới 2.000.000$ mỗi năm, uy tín cá nhân của gã vẫn chẳng thăng tiến được chút nào
Mùa đông măm 1949, harvey gặp Arlene Hunter, con gái duy nhất của Giám đốc Ngân hàng City Bank, ngân hàng loại một của Boston. Cho tới lúc này, harvey chưa bao giờ thực sự quan tâm tới phụ nữ. Động lực của gã luôn luôn là tiền. Đối với gã, phụ nữ chỉ đem lại phiền phức, và gã chỉ có thể dùng họ để tiêu khiển. Nhưng bây giờ, khi đã ở tuổi trung tuần mà vẫn chưa có người thừa kế thì gã thực sự muốn tìm một người vợ, người sẽ ban tặng cho gã một đứa con trai quý báu. Với bản tính thận trọng, gã lại đưa vấn đề này lên bàn cân.
Harvey gặp Arlene lần đầu tiên năm cô ba mươi mốt tuổi, khi cô đang lùi xe, vô tình đâm vào chiếc Lincoln mới toanh của gã. Con người cô chẳng có gì quá đối lập so với khổ người mập mạp, béo lùn của gã đàn ông vô học Ba Lan này. Cô cao gần sáu foot, mảnh dẻ, và khá hấp dẫn. Nhưng cô lại thiếu tự tin và cho rằng mình vô duyên với hôn nhân. Hầu hết các bạn học của cô đều đã ly dị hai lần, và họ thương hại cô vẫn chưa kiếm được một tấm chồng. Nếu bỏ qua tất cả các quy tắc đạo đức mà cha mẹ đã dạy, các quy tắc chết tiệt mà vì nó cô đã trở nên không có bạn trai, thì Harvey là một người "hào phóng" . Cô mới yêu có một lần - cũng là một lần thất bại thảm hại do quá ngây thơ - và trước khi Harvey tới, chưa ai sẵn lòng giúp cô có một cơ hội thứ hai. Cha của Arlene không chấp thuận Harvey và tỏ sự bất đồng ra mặt, nhưng điều đó càng làm cho Harvey thêm phần hấp dẫn trong mắt cô.(Cha của Arlene chưa bao giờ chấp thuận một người bạn trai nào của con gái, nhưng lần này thì ông đã đúng.). mặt khác, Harvey khám phá ra rằng cuộc kết hôn giữa Ngân hàng loại một City Bank với Lincoln Trust sẽ tạo cho gã thế đứng lâu dài, vì vậy, gã đã lên kế hoạch chinh phục Arlene như gã đã từng chinh phục những tờ giấy bạc. Và gã lại đã thành công.
Đám cưới Arlene và Harvey được tổ chức vào năm 1951 là một sự kiện đáng nhớ, không phải đối với nhữngngười có mặt mà với những người vắng mặt. Sau đám cưới, họ đến sống tại nhà riêng của Harvey ở ngoại ô Boston. Chẳng bao lâu sau, Arlene thông báo cô có mang, và một năm sau cô sinh cho Harvey một bé gái.
Họ đặt tên cho bé là Rosalie, và ngay lập tức, bé trở thành trung tâm chú ý của Harvey. Gã chỉ tỏ ra thất vọng khi biết Arlene bị hậu sản, phải mổ và không thể sinh đẻ nữa. Gã gửi Rosalie tới Bennetts, trường nữ sinh danh giá nhất Washington, rồi từ đó, cô bé tiếp tục học ở Vassar. Ông già Hunter cũng rất yêu quý cháu ngoại nên đã tha thứ cho Harvey. Sau khi tốt nghiệp Vassar, Rosalie lại tiếp tục theo học tại Sorbone. sau một lần bất đồng ý kiến với cha về bạn bè của mình, đặc biệt là những chàng tóc dài không chịu tham gia cuộc chiến ở Việt Nam, cô đã chấp nhận sống thiếu thốn xa nhà. Trong cuọc cãi vã cuối cùng Rosalie đã nói thẳng vào mặt cha mình rằng đạo đức con người không thể đánh giá thông qua độ dài của mái tóc hay quan điểm chính trị. Harvey rất nhớ con gái nhưng lại giấu vợ điều đó.
Ngoài tiền, Harvey chỉ có ba niềm say mê: Thứ nhất là Rosalie, thứ hai là tranh, thứ ba là hoa phong lan. tình yêu đối với Rosalie xuất hiện ngay khi đứa con vừa chào đời. Niềm say mê thứ hai mới có cách đây không lâu, trong một tình huống rất kỳ quặc. Một khách hàng của Sharpley & Con trai sắp phá sản, nhưng lại còn nợ Công ty một số tiền khá lớn. Harvey nhận được tin liền đến gặp ông ta, nhưng sự việc đã tồi tệ đến mức vô phương cứu vãn.Quyết định không thể về tay không, Harvey bèn lấy của con người khốn khổ này tài sản hữu hình duy nhất còn lại - một bức tranh của Renoir trị giá 10.000$.
Ý của Harvey là bán tống bức tranh đi càng sớm càng tốt, nhưng rồi gã chợt thất bức vẽ có vẻ gì hay hay bèn giữa lại và sau đó, lại muốn có thêm vài bức nữa. bây giờ, đối với Harvey, hội họa không chỉ là một phương tiện đầu tư mà còn là niềm say mê. ngay từ đầu những năm 1970, harvey đã có một bộ sưu tập gồm những tranh của Manet, Monet, renoir, Picasso, Pissarro, Cézanne và một số các họa sĩ ít nổi tiếng hơn. Harvey trở thành một nhà sưu tập tranh ấn tượng sành sỏi, nhưng gã vẫn ước ao có một bức tranh của Van Gogh. Mới đây gã bỏ lỡ cơ hội mua bức tranh L'Hôpital de St Paul à St.Remy trong một cuộc bán đấu giá tại phòng tranh Sotheby - Parke Bernet ở New York. Ông Armand Hammer của Công ty xăng dầu Occidental Petroleum đã trả cao hơn - 1.200.000$ là một cái giá không thể chấp nhận đối với Harvey.
Trước đó vào năm 1966, gã đã bỏ lỡ cơ hội mua bức Mademoiselle Ravoux.. Mặc dầu không được đánh giá cao ở Boston, nhưng giới nghệ thuật đã thừa nhận rằng harvey có những bộ sưu tập tranh ấn tượng đẹp nhất, có thể sánh với các bộ sưu tập của Walter Annenberg, đại sứ của Tổng thống Nixon tại London.
Niềm say mê thứ ba là sưu tập hoa phong lan. Đã ba lần, gã đoạt giải tại Hội Hoa xuân New England tổ chức tại Boston, trong đó có hai lần gã đẩy ông già Hunter xuống vị trí thứ hai.
Cứ đều đặn, mỗi năm Harvey đi du lịch châu Âu một lần. gã đã gây dựng thành công một đàn ngựa ở kentucky và say mê theo dõi các cuộc đua ngựa Longchamp và Ascot. gã còn say mê củ Wimbledon. Theo gã, Wimbledon là giải thưởng tennis lớn nhất thế giới. Một lý do nữa khiến gã thích đi châu Âu là công việc kinh doanh. Gã thích kiếm thêm nhiều tiền để làm giàu hơn các tài khoản của mình nằm trong các nhân hàng Thụy Sĩ.
Sau nhiều năm, Harvey đã trở nên chín chắn hơn đối với mọi việc. gã cắt bớt các vụ làm ăn mờ ám, nhưng không bao giờ cưỡng lại những cuộc làm ăn liều lĩnh một khi đã đánh hơn thấy phần lời xứng đáng. Một cơ hội ngàn vàng như vậy bỗng dưng xuất hiện vào năm 1964 khi Nữ hòang Anh cho phép thám hiểm và khai khác dầu ở vùng Biển Bắc. Lúc đó, cả Chính phủ và các công chức của Nhà nước đều chưa hiểu gì về tầm quan trọng của dầu lửa Biển Bắc, cũng như vai trò của nó đối với chính trị. Nếu như Chính phủ biết trước rằng vào năm 1978, người Ả- rập sẽ tống tiền cả thế giới, và Hạ Nghị viện Anh sẽ bao gồm mười một thành viên quốc hội mang quốc tịch Scotland thì hẳn họ đã hành động khác.
Ngày 13, tháng Năm, năm 1964, bộ trưởng Bộ Năng lượng đệ trình trước Quốc hội bản " Điều luật Nđộ78 - Thềm lục địa - Dầu lửa". Harvey đặc biệt quan tâm tới tài liệu này và cho rằng nó sẽ là phương tiện để đi tới một thành công rực rỡ. Gã đặc biệt thích thú Điều 4 của tài liệu.
Tất cả công dân của Vương quốc Anh và các thuộc địa đang sống tại nước Anh hoặc các Công ty đang họat động tại Vương quốc Anh đều có quyền đệ đơn xin :
a. Giấy phép sản xuất, hoặc :
b. Giấy phép thăm dò
Sau khi nghiên cứu tòan bộ điều luật này, harvey đã suy nghĩ rất nhiều, tính tóan rất cặn kẽ. Chỉ cần một số tiền rấy nhỏ thôi là gã có thể xin được cả giấy phép sản xuất lẫn thăm dò rồi. Điều 6 đã chỉ rõ :
(1)Với tất cả các đơn xin giấy phép sản xuất , đều phải nộp một khỏan lệ phí hai trăm bảng Anh và một khảong phụ phí năm bảng
(2) Với tất cả các đơn xin giấy phép thăm dò đều phải nộp mộ khỏang lệ phí hai mươi bảng.
Havey không thể tin đượcvie65c tạo ra một doanh nghiệp lớn lại dễ dàng đấn vậy. chỉ cần vài trăm đôla là gã đã sánh vai cùng các tên tuổi Shell, B.P, Gulf và Occidenta.
Harvay đọc đi đọc lại Điều luật này nhiều lần, mà vẫn không thể tin được rằng Chính phủ Anh lại tháo khóan một ngành công nghiệp tiềm năng như vậy. Chỉ cần một lá đơn, và một số tài liệu chính xác, là gã đã có thể tiến hành công việc rồi. Harvey không chuyên về các vấn đề có liên quan tới Anh quốc. Các Công ty của gã không liên doanh với người Anh, vì vậy, gã sẽ gặp khó khăn trong việc đệ đơn. Gã thấy rằng đơn xin phép của gã sẽ phải được đệ trình thông qua một ngân hàng của Anh, và gã sẽ phải lập nên một Công ty với những vị lãnh đạo để chiếm được lòng tin của Chính phủ Anh quốc.
Đầu năm 1964, harvey đăng ký với Viện các Công ty tại Anh quốc một công ty có tên gọi Prospecta Oil. gã sủ dụng malcohi, Bottnick, Davis làm luật sư và Ngân hàng Barclays. Lord Hunnisette trở thành Chủ tịch Công ty và nhiều nhân vật tiếng tăm khác được mời vào ban giám đốc, trong đó có hai cựu thành viên Quốc Hội, những người đã bị mất ghế khio Đảng Lao động thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1964. Prospecta Oil phát hành ra 2.000.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá mười xu. harvey cũng gửi 500.000$ vào một chi nhánh của Ngân hàng Barclays trên phố Lombard.
Sau khi tạo đựng được các tiền đề, Harvey dùng Lord Hunnisette làm người đệ đơn xin Chính phủ Anh cấp giấy phép họat động. chính phủ Đảng Lao động mới thắng cử vào năm 1964 cũng chẳng hơn gì Chính phủ Đảng Bảo thủ - họ không nhận thấy tầm quan trọng của dầu lửa. Chính phủ yêu cầu mỗi năm Công ty trả tiền thuê 12.000$ một năm trong sáu năm đầu, 12% thuế doanh thu và thêm một khỏan thuế lợi nhuận. Nhưng kế họach của Harvey chỉ là đem lại lợ nhuận cho bản thân gã, nên những đòi hỏi của Chính phủ cũng chẳng khiến gã hề hấn gì.
Ngày 22 tháng năm năm 1965, Bộ trưởng Bộ Năng lượng cho thông báo trong cuốn Tạp chí London tên của Công ty dầu lửa Prospecta Oil và năm mươi mốt Công ty khác được phép sản xuất dầu kửa. Ngày mồng 3 tháng tám năm 1965, Điều luật N độ 1531 ra đời, phân bổ khu vực khai thác của các Công ty. Prospecta Oil nằm ở vị trí 51 đô50'00'' bắc : 2 đổ0'20'' đông, gần bãi khai khác của Công ty khổng lồ B.P.
Sau đó thì Harvey nghỉ ngơi, chờ đợi thời điểm một công ty nào đó phát hiện ra dầu lửa. Đó là sự chờ đợi dai dẳng, nhưng gã cũngn chẳnng vội vàng gì. Mãi đấn thángn Sáu năm 1970, Công ty B.P mới khám phá ra dầu lửa trên bãi khoan Forties của họ. B.P đã đầu tư hơn một tỷ đôla vào dầu lửa Biển bắc và Harvey quyết tâm trở thành người hưởng thụ lớn nhất của Công ty này. vì vậy, ngay lập tức, gã tiến hành phần thứ hai của kế họach.
Đầu năm 1972, harvey thuê mộy dàn khoan dầu lửa. Gã rầm rộ thông cáo với công chúng và báo chí rồi mới kéo dàn khoan ra bãi khai thác. gã đã thuê cái dàn khoan này với điều kiện sẽ ký lại hợp đồng nếu Công ty tìm thấy dầu lửa. sau đó , gã lại thuê tuyển một số lượng tối thiểu công nhân theo như luật pháp của Chính phủ cho phép, rồi tiến hành khoan sau 6.000 feet. công việc hàon thành, gã cho công nhân nghỉ hòan tòan, nhưng lại nói với côngn ty Reading Bates, Công ty mà gã thuê dàn khoan , là có thể gã sẽ gặp lại họ nay mai.
Lúc này, Harvey bắt đầu tung ra thị trường các cổ phiếu Prospecta Oil. Lien tục trong hai tháng, gã báb ra vài ngàn cổ phiếu mỗi ngày, và bật cứ khi nào phóng viên của báo chí Anh quốc gọi đến hỏi về lý do giá cổ phiếu gia tăng đều đặn thì nhân viên quỏang các của văn phòng Prospecta Oil đặt tại London sẽ nói theo chỉ dẫn, là anh không thể bình luận gì vào thời điểm này,nhưng chắc chắn, trong tương lai, công ty sẽ c6ng bố chính thức một số tin tức. Dưới sự điều hành của quản tị viên Bernie Silverman, người có nhiều kinnh nghiệm về những vụ làm ăn kiểu này, giá cổ phiếu tăng liên tiếp từ 10 xu đến 2 bảng Anh. Nhiệm vụ chính của Silverman là làm sao để không ai nhìn thấy mối quan hệ trực tiếp giữa metcalfe và Prospecta Oil.
Tháng Giêng năm 1974, giá cổ phiếu dừng ở 3 bảng Anh. đã tới lúc tiến hành phần ba của kế họach : Tuyển dụng một nhân viên trẽ đầy nhiệt huyết , một sinh viên mới tốt nghiệp Harvard tên là David Kesler.
Harvey Metcalfe tự nhận thấy lời chỉ dẫn vừa rồi là quá thừa, bởi Jorg Birrer là một trong số ít chủ ngân hàng nổi tiếng về sự thận trọng ở Zurich. Hơn thế nữa, Jorg Birrer đã làm ăn với Harvey suốt hai mươi nhăn năm nay và luôn tỏ ra là một nhà tài chính sắc sảo. - Tiện đây tôi mời ông tham dự tuần lễ Wimbledon bắt đầu từ hai giờ chiều thứ ba, ngày 25 tháng Sáu, tại sân thi đấu trung tâm, vẫn lô ghế riêng. - Đồng ý
Có tiếng đặt máy lách cáh. Harvey chưa bao giờ biết tạm biệt, đúng hơn , chưa bao giờ nắm được các quy tắc xã giao, và bây giờ thì quá muộn để có thể bắt đầu làm quen với chúng. Gã nhấc điện thoại , quay liền bảy con số để chúng gọi tới ngân hàng Lincoln Trust ở Boston, yêu cầu được nói chuyện với thư ký riêng, cô Fish. - Cô Fish đó à? - Vâng, thưa ngài. - Hủy ngay các dữ liệu về Prospecta Oil. hủu tất cả thư tín có liên quan tới nó. Nhớ không được để lại một dấu vết nào, dù là nhỏ nhất. Rõ chưa? - Dạ rõ. Lại có tiếng đặt máy. Suốt hai mươi nhăm năm qua, các mệnh lệnh tương tự thế này liên tục được Metcalfe tung ra, và bao giờ cô Fish cũng hiểu là không nên hỏi ông chủ về lý do củ các mệnh lệnh đó.
Với cảm giác của người chiến thắng, Metcalfe hít một hơi thật sâu. Hiện giờ, gã đang có trong tay 25 triệu đôla, và đừng có ai hòng cướp nó ra khỏi tay gã. Gã bật nút chai Champagne Krug1964 củ Hefges, Buttler, London, rồi chậm rãi nhâm nhi. gã lại châm một điếu Romeo & Julieta Churchill. Một người Ý di cư đã nhập lậu cho gã loại thuốc này, từ Cuba, mỗi tháng hai hộp, mỗi hộp 250 điếu. Xong xuôi, gã thả người xuống ghế, nhẹ nhàng hồi tưởng lại những ngày đả qua. Lúc đó, ở Boston, bang Massachussets là 12 giờ 20 phút, gần giờ ăn trưa.
6 giờ 20 phút chiều, tại London, trên các phố Harley và Bond, trên đường King's Road và tại phân viện Magdalen, trường dại học Oxford, bốn người đàn ông xa lạ đang kiểm tra trị giá cổ phiếu của Prospecta Oil, một công ty đầy triển vọng, trên tờ Evering Standard, số cuối cùng trong ngày. Giá cả lúc đó là 3.70 đola.Cả bốn người đều đang giàu có, và đang kỳ vọng rất lớn ở tương lai. Họ hy vọng sẽ tiến xa hơn trong nghề nghiệp.
Họ đâu biết , ngày mai họ sẽ trắng tay, không một xu dính túi.
Kiếm được một triệu đôla bằng con đường bất hợp pháp đã khó, kiếm được cũng chừng ấy đôla bằng con đường hợp pháo còn khó khăn hơn; nhưng giữ được số đola đó mới là khó khăn thực sự. Henryk Metelski là một trong những số ít người làm được cả ba việc này. Thậm chí nếu gã có dùng một triệu đôla bất hợp pháp để kiếm ra một triệu đola hợp pháp thì gã cũng hơn hẳn những người khác: Gã biết cách giữ nó !
Henryk Metelski sinh ra trong một gia đình bốn người con, tại một căn phòng chật hẹp ở khu Lower East, New York, vào ngày 17 tháng Năm, năm 1909. Cậu bé lớn lên trong thời đại khủng hỏang, chỉ biết tin vào Chúa và một bữa ăn mỗi ngày. Cha mẹ cậu là người vùng Warsaw,di cư từ Ba Lan sang hồi đầu thế kỷ. Cha của Henryk là một thợ nướng bánh nên đã nhanh chóng tìm được việc làm ở New York, nơi những người Ba Lan nhập cư chuyên làm bánh mì đen và quản lý các nhà hàng nhỏ phục vụ đồng hương. Cả cha và mẹ Henryk đều mong muốn cậu thành đạt trên con đường học vấn nhưng cậu lại chưa bao giờ có ý định trở thành học sinh xuất sắc của trường, năng khiếu bẩm sinh của cậu nằm ở chỗ khác. Rất khôn ngoan, lanh lợi,nhưng cậu thích quan tâm tới việc buôn bán thuốc lá và rượu lậu trong trường hơn là học thuộc những câu chuyên về cách mạng Mỹ và chiếc Chuông Tự do. Henryk không bao giờ tin rằng điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này lại là tự do; sự đam mê tiền bạc và quyền lực đến với cậu tự nhiên như thể mèo sinh ra đã thích bắt chuột.
Năm Henryk 14 tuổi thì cha cậu chết vì bị ung thư. Chưa đầy ba năm sau, mẹ cậu cũng qua đời. Thế là bốn anh em cậu phải tự sống nuôi nhau. Lẽ ra, Henryk cũng phải vào sống tại cô nhi viện địa phương như ba người anh em của mình, nhưng vào giữa những năm 1920 thì chuyện một đứa trẻ mấtti1ch ở New York chẳng hề được ai quan tâm nên Henryk đã dễ dàng trốn thóat khỏi viện cô nhi đó.Tuy vậy, kiếm được miếng ăn để sống sót qua ngày chẳng dễ dàng chút nào. Nhưng Henryk đã thành công,và trường đời đã dạy cậu nhiều điều bổ ích lúc đó cũng như cho cuộc sống sau này.
Với cái bụng kép lẹp và đôi mắt tinh ranh, câu lang thang khắp vùng Lower East, nay đánh giày, mai rửa bát, nhưng vẫn luôn để tâm tìm đường lọt vào mê cung của tiền bạc và quyền lực. Cơ hội đầu tiên của cậu là khi Jan Pelnik, bạn cùng phòng trọ, phải nghỉ việc vì bị ngộ độc thức ăn. Jan Pelnik là người đưa tin của Sở Giao dịch Chứng khóan New York. Henryk, được bạn nhờ đến xin nghỉ ốm, đã phóng đại việc ngộ độc thức ăn thành bệnh lao phổi, và đề nghị được thế chân bạn. Sau đó, cậu thuê chỗ ở mới, mặc đồng phục mới. Mất đi một người bạn, nhưng lại được việc làm.
Hầu hết các bức điện mà Henryk chuyển đi vào đầu những năm hai mươi đều có tên "Mua" và nhiều cái trong đó là điện khẩn, vì đây là thời kỳ kinh tế bùng nổ. Cậu thấy nhiều kẻ ngu dốt nhờ may mắn đã kiếm được bạc tỷ, trong khi cậu vẫn chẳng kiếm được gì ngòai vai trò một kẻ quan sát. Bản năng hướng cậu quan tâm đến những người mà chỉ trong một tuần, đã kiếm được số tiền lớn gấp bội tổng số lương mà cậu hy vọng cho cả cuộc đời. Cậu bắt đầu học cách nghiên cứu thị trường chứng khóan: lắng nghe các cuộc nói chuyện riêng, lén mở các bức điện có dấu và khám phá các báo cáo. Mới 18 tuổi, Henryk đã có bốn năm kinh nghiệm ở Wall Street. Bốn năm mà hầu hết những người đưa tin chỉ đơn giản tiêu phí vào việc chạy lên chạy xuống các tầng nhà đông đúc, di chuyển chững tấm giấy màu hồng; nhưng đối với Henryk Metelski, bốn năm đó có giá trị tương đương với bốn năm ở Trường Thương nghiệp Harvard.
Một sáng tháng Bảy năm 1927, Henryk phải chuyển một bức điện của Halgarten & Co., một văn phòng môi giới có bề dày tên tuổi. Trên đường đi, cậu rẽ vào nhà vệ sinh xem trộm bức điện. qua một thời gian làm việc, henryk đã tự vạch ra cho mình một lộ trình mà nhờ đó , có thể giấu mình trong phòng nhỏ, nghiên cứu xác định giá trị nội dung các bức điện rồi ngay lập tức , gọi điện cho Witold Gronowich, một người Ba Lan đứng tuổi, chủ của một Công ty Bảo hiểm nhỏ phục vụ những người đồng hương. Henryk dự tính kiếm thêm được 20 đến 25 đôla mỗi tuần nhờ việc cung cấp tin mật. Còn Gronowich thì hứa không bao giờ để lộ ra ai là người bán tin.
Ngồi trên bồn nhà cầu, Henryk chăm chú đọc bức điện và dần dần nhận ra tầm quan trọng của nó. Thống đốc bang Texas quyết định cấp giấy phép cho Công ty Dầu lửa Standard xây dựng đường ống dẫn dầu từ Chicago đến Mexico.Tất cả các tổ chức Chính phủ liên quan đều đã thông qua quyết định này. Các nhân viên Sở giao dịch Chứng khóan đều biết rằng suốt một năm qua, Công ty Standard đã làm mọi cách để có giấy phép xây dựng đường ống dẫn dầu, nhưng hầu như không ai tin rằng Thống đốc rồi sẽ phê chuẩn. Bưc điện khẩn mà Henryk đang đọc là của một người môi giới của John D. Rockerfeller gửi cho Tucker Anthony. Sự phê chuẩn này củ Thống đốc bang sẽ làm cho tòan bộ các vùng phía Bắc phát triển thành nơi cung ứng dầu lửa và sẽ mang lại nhiều lợi nhuận. Nhưng Henryk chỉ quan tâm tới giá các cổ phiếu của Standard Oil. Chắc chắn, thị giá của chúng sẽ tăng vọt, nhất là khi Standard Oil đã kiểm sóat chín mươi phần trăm các xưởng lọc dầu ở Mỹ.
Lẽ ra, Henryk phải chuyển thẳng tin tức này cho Gronowich, nhưng đúng vào lúc vừa ra khỏi ngăn vệ sinh, cậu nhìn thấy một mẩu giấy nhỏ màu hồng rơi ra khỏi túi một ông béo cũng đang bước ra từ ngăn kế bên. Chẳng có ai xung quanh, Henryk nặt mẩu giấy và quay trở lại chỗ cũ, lòng nghĩ, nếu may mắn thì mảnh giấy này sẽ tiết lộ một tin tức quan trọng khác. Nhưng thực tế, đó là một tấm sức trị gí 50.000 đola của một quý bà Rennick nào đó.
Henryk quyết định rất nhanh. Cậu lao ra khỏi phòng vệ sinh, và ngay lập tức, có mặt trên phố Wall. Cậu đến quán cà phê nhỏ trên phố Recton, giả vờ uống coca- cola, nhưng kì thực là để thảo ra một kế họach cho riêng mình.
Trước hết, cậu đến một chi nhánh của Ngân hàng Morgan ở phí tây nam của Wall Street, đổi tấm séc ra tiền mặt. Với bộ đồng phục lịch sự của nhân viên đưa tin Sở giao dịch chứng khóan, cậu dễ dàng đi vào ngân hàng, như bất cứ một ông chủ hãng nào đó. Sau đó, cậu trở lại Sở giao dịch, nhờ một người môi giới mua 2.500 cổ phiếu của Standard Oil và giữ lại 126.61 đôla để gửi vào tài khòan vãng lai ở Ngân hàng Morgan. Xong xuôi, cậu trở về với công việc hàng ngày nhưng vẫn nóng lòng chờ đón thông báo của văn phòng Thống đốc. Suốt ngày hôm đó, lúc nào cậu cũng bị Standard Oil ám ảnh, kể cảm khi đang đọc các bức điện khác trong nhà vệ sinh.
Chờ mãi mà vẫn không thấy một thông báo nào, Henryk đâu có biết thông tin này được ngâm lại cho tới tận ba giờ chiều, giờ Sở giao dịch Chứng khóan đóng cửa, để chính bản thân ngài Thống đốc có thể vơ vét các cổ phiếu của Standard Oil ở tất cả những nơi mà bàn tay bạch tuộc của ngài có thể vươn tới.
Tối hôm đó, Henryk trở về nhà, lòng đau đớn với ý nghĩ cậu đã mắc một sai lầm tai hại. Cậu có nguy cơ mất việc, và mất tất cả những gì mà cậu chắt chiu xây dựng suốt bốn năm qua, hơn thế nữa, có thể cậu sẽ phải ngồi tù.
Đêm đã khuya mà Henryk vẫn chưa hề chợp mắt. Cậu mở hết tất cả các cửa sổ mà vẫn cảm thấy ngột ngạt. Tới một giờ thì sức chịu đựng của cậu cạn kiệt, cậu nhảy ra khỏi giường, cạo râu, mặc quần áo, rồi đón xe điện ngầm đến nhà ga trung tâm Grand. Từ đây, cậu đi bộ đến Quảng trường Times để mua tờ Wall Street Juornal số đầu tiên. Với đôi bàn tay run rẩy, một hàng tít lớn đập thẳng vào mắt cậu :
THỐNG ĐỐC TRAO QUYỀN XÂY DỰNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU CHO ROCKERFELLER
dưới đó lại là một tiêu đề phụ :
GIÁ CỦA STANDARD OIL TĂNG VỌT
Trong chốc lát, Henryk không hiểu mình đang đọc cái gì. Sau đó, cậu quyết định đến một quán cà phê ban đêm trên phố West 42, gọi một chiếc xúc xích, một khoanh dăm bông thật lớn, khoai tây chiên, và nước sốt cà chua. Rồi cậu nhấm nháp chút một, chút một , như thể người tử tù thưởng thức bữa ăn cuối cùng trước khi lên ghế điện, chứ không phải người đang đứng ở ngưỡng cửa của sự giàu sang. Cậu ngấu nghiến đọc câu chuyện chi tiết về sự táo bạo của Rockerfeller trên trang nhất và trang mười bốn. Liên tục, từ lúc đó cho đến bốn giờ sáng, cậu đã mua ba số đầu tiên của tờ New York Times, hai số đầu tiên của tờ Herald Tribune để khẳng định độ chính xác của các thông tin. sau đó, Henryk hối hả về nhà, lòng rộn rànng, hoan hỉ. Cậu thay đồng phục rồi đi làm. Tám giờ đúng, cậu có mặt tại Sở Giao dich, làm các công việc được giao một cách chiếu lệ vì đầu óc còn mãi nghĩ tới phương thưc thực hiện phần hai của kế họach.
Khi Sở Giao dịch chính thức mở cửa thì Henryk đến Ngân hàng Morgan, đề nghị được vay 50.000 đôla ghi tên bà Rose Rennik. Sau đó cậu đi tìm địa chỉ và số điện thọai củ nhà hảo tâm vô tình này
Bà Rennick là một quả phụ sống dựa hòan tòan vào các khỏan đầu tư của ông chồng quá cố. Bà ta sống trong một căn hộ nhỏ trên phố 62, con phố mà Henryk vẫn nghe mọi người nói, là hiện đại nhất New York. cú đện thọai của người nào đó tên Henryk Meteleski đề nghị được gặp vì có việc khẩn đã khiến bà Rennick thấy tin tưởng hơn đôi chút và đồng ý gặp người đó tại Waldorf - Astoria, hồi bốn giờ chiều.
Henryk chua bao giờ bước chân vào Waldorf - Astoria, nhưng sau bốn năm làm việc ở Sở Giao dịch, ít có khách sạn hoặc nhà hàng nổi tiếng nào mà cậu lại không được nghe người ta nhắc đến. cậu nhận thấy bà Rennick có vẻ thích được uống trà với cậu ở Waldorf - Astoria hơn là gặp gỡ một ông nào đó có cái tên henryk Metelski trong căn hộ của bà, đặc biệt là vì chất giọng Ba Lan của cậu, nói trên điện thọai khó nghe hơn là khi trò chuyện trực tiếp.
Henryk đang đứng trên hành lang trải thảm của Waldorf, cảm thấy xấu hổ về cách ăn mặc của mình. Bị ám ảnh bởi cảm giác tất cả mọi người đang nhìn mình chằm chằm, cậu cố giấu cái thân hình chắc nịch, béo lùn của mình vào một chiếc ghế rất thanh nhã trong phòng Jefferson. Giờ đây, cậu lại lấy làm tiếc vì đã bôi quá nhiều dầu trơn lên mái tóc den bồng bềnh, và quá ít lên đôi giày đế thấp. Quá hoang mang, cậu cứ đưa tay sờ liên tục vào cái mụn nhỏ ở bên mép và nôn nao chờ đợi. Bộ vest mà mỗi lần mặc vào cậu đều cảm thấy tự tin hơn trong đám bạn bè, giờ đây sao quá kệch cỡm và rẻ tiền. cậu thấy mình không hợp với cách bài trí nội thất ở đây, lại càng không hòa hợp được với khách hàng của Waldorf. lần đầu tiên trong đời cậu biết thế nào là sự thiếu thốn. cậu nhặt đại tờ New Yrorker và giấu mình sau tờ báo, thầm cầu nguyện cho bà khách của mình hãy sớm xuất hiện. Nhân viên phục vụ không thèm để ý đến sự có mặt của cậu, họ cứ đi đi lại lại quanh các dãy bàn được trang trí và bày biện rất đẹp mắt. cậu nhận thấy có một người chẳng làm gì khác hơn là đi quanh phòng trà, dùng bàn tay đeo găng trắng gắp lên những viên đường trắng. henryk thực sự bị gây ấn tượng bởi hình ảnh này.
Hơn bốn giờ một chút thì bà Rennick xuất hiện cùng với hai con chó nhỏ. henryk đóan bà ta chùng hơn sáu mươi tuổi. Bà ta đội một chiếc mũ rộng vành kỳ quặc chưa từng thấy, ăn mặc quá diêm dúa và trang điểm quá nhiều. bà ta qua béo, nhưng lại có nụ cười rất ấm áp, đôn hâu, và có vẻ như đã quen biết hết thảy mọi người ở đây. Khi nhìn thấy Henryk, người bà đóan là hẹn gặp mình, bà hơi ngạc nhiên chẳng những vì cách ăn mặc kỳ lạ của cậu, mà còn vì cậu trẻ hơn rất nhiều so với tuổi mười tám.
Trong lúc bà Rennick gọi trà, Henryk ngân nga kể lại câu chuyện mà cậu đã thuộc lòng. Có một chút nhầm lẫn nhỏ xảy ra : người ta đã gửi nhầm tờ séc của bà tới Công ty của cậu, ông chủ cậu bèn sai cậu mang trả lại tấm séc cho bà ngay lập tức, và nói với bà là ông rất lấy làm tiếc vì cái sai lầm ngớ ngẩn kia. Rồi Henryk đưa cho bà ta tờ hối phiếu 50.000 đola và còn nói thêm rằng cậu sẽ bị mất việc nếu bà làm to chuyện, vì cậu phải chịu trách nhiệm hòan tòan về việc này. thực ra , bà Rennick vừa mới được thông báo về việc mất séc sáng nay, và bà cũng chưa hề biết nó đã bị đổi ra tiền mặt. Vẻ lo lắng thực sự của Henryk đã gợi lên trong bà Rennick một sự thông cảm. Bà đồng ý bỏ qua chuyện này, và thấy rất vui vì tiền của bà đã trở về nguyên vẹn. Henryk thở phào nhẹ nhõm. Lần đầu tiên trong ngày, cậu thấy hài lòng với bản thân, thậm chí, cậu còn gọi người bồi đeo găng tay trắng lấy đường cho cậu.
Sau đó , Henryk cáo lui, lấy lý do phải trở lại với công việc. cậu cám ơn bà Rennick vì sự độ lượng của bà, thanh tóan hóa đơn hai tách trà rồi về. ra đến ngòai phố, cậu sung sướng húyt một điệu sáo. Chiếc sơ mi mới tinh của cậu ướt đẫm mồ hôi( có lẽ bà Rennick sẽ gọi đây là sự bài tiết) nhưng bây giờ thì cậu đang ở ngòai trời, cậu có thể tự do hít thở. công việc làm ăn đầu tiên của cậu đã thành công tốt đẹp.
Cậu dừng lại trên đại lộ công viên, bật cười vì điểm hẹn gặp bà Rennick cũng chính là nơi John D Rockerfeller, Giám đốc của Standard Oil có phòng nghỉ riêng. Henryk đã đi bộ tới đây, đã vào bằng lối cửa chính còn ngài Rockerfeller lại tới sớm hơn một chút, theo đường ngầm, và đi lên bằng thang máy riêng tới tận tầng tháp. Rất ít người New York biết rằng ông vua dầu lửa này có một nhà ga riêng ở độ sâu năm mươi foot, ngay dưới chân Waldorf - Astoria để ông ta không bao giờ phải đi qua tám khu phố tới nhà ga trung tâm. trong khi Henryk đang mạn đàm với bà Rennick về tờ séc 50.000 đola thì tại tầng thứ năm mươi bảy, ngay trên đầu họ, Rockerfeller cũng đang bàn bạc với Andrew W. Menllon, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, về khỏan đầu tư 5.000.000 đôla.
Sáng hôm sau, henryk trở lại làm việc bình thường nhưng cậu biết rằng trong 5 ngày tiếp theo, cậu phải bán hết các cổ phiếu cũng như trả hết nợ cho Ngân hàng Morgan và người môi giới, vì tài khoản trên thị trường giao dịch New York chỉ có giá trị trong năm ngày kinh doanh hoặc bảy ngày theo lịch thường niên.Vào ngày cuối cùng, giá cổ phiếu dừng ở mức 23,25 đôla. Cậu bán được 23.125 đola, thanh toán số tiền vốn 49.625 đôla và thu về 7.900 đôla. Cậu gửi tiếp số này vào ngân hàng Morgan.
Liền 3 năm sau đó, Henryk không gọi điện cho Gronowich nữa, mà thực sự bắt tay vào công việc kinh doanh của bản thân. Lúc đầu, gã chỉ có một số vốn rất nhỏ, nhưng rồi con số này ngày càng mọc đuôi dài ra, vì gã vốn tinh ranh, đã học được rất nhiều kinh nghiệm ở sở Giao dịch, hơn nữa, gã lại là con người tự tin. Thời gian bao giờ cũng là vàng. Khi làm ăn không có lãi thì gã lại học được cách làm chủ thị trường trái phiếu ; ngay cả khi giá cổ phiếu tuột thấp hoặc tăng cao vọt. Mánh lới của gã là : Khi giá cổ phiếu đang tụt thì phải bán trước kỳ hạn - trong kinh doanh, không có đạo lý. Chẳng bao lâu, gã học được nghệ thuật bán các cổ phiếu không thuộc quyền sở hữu cá nhân trong trường hợp giá cả đang hạ. Giác quan cảm nhận các dao động trên thị trường của gã ngày một nhạy bén hơn, và thị hiếu của gã về quần áo cũng ngàyn một hợp lý hơn. Tính láu cá mà gã học được ở khu Lower East vẫn luôn tỏ ra hữu ích. Ít lâu sau, gã lại khám phá thêm một điều : Thế giới là một khu rừng rậm - nhiều khi sư tử và hổ cùng đội lốt người.
Khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929 thì số tiền lời 7.490 đôla của Henryk đã biến thành một lượng cổ phiếu trị giá 51.000 đôla. và một ngày trước khi Chủ tịch Công ty Halgarten & Co. nhảy qua cửa sổ Sở Giao dịch để tự tử thì Henryk đã thanh toán sạch sẽ các cổ phiếu của mình. Và với số lãi mới, gã chuyển sang sống ở một căn hộ khá lịch sự trên phố Brooklyn và bắt đầu đi lại bằng chiếc Statz màu đỏ bóng loáng. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, Henryk cũng nhận thấy rằng gã vào đời với ba điều bất lợi : Tên tuổi, tiểu sử và sự nghèo khó. Tiền bạc đã tự nó giải quyết cái nghèo, còn bây giờ, gã phải kết thúc hai vấn đề còn lại. để làm được việc này, gã đã đệ đơn lên tòa án, xin phép được đổi tên thành Harvey David Metcalfe. Tòa án chấp thuận, gã liền tuyệt giao với bạn bè trong cộng đồng người Ba Lan, và tháng Năm năm 1930, gã bước vào tuổi thành niên với một cái tên mới,.
Một năm sau, trong một trận đấu bóng , gã gặp và làm quen với Roger Sharpley. Tới đây, gã lại khám phá thêm một điều mới mẻ nữa : Người giàu cũng có nỗi niềm riêng. Sharpley là người Boston. Anh ta thừa kế của cha một Công ty chuyên nhập khẩu whisky và xuất khẩu lông thú. Đã theo học tại trường Choate và Trường Cao đẳng Dartmouth, Sharpley có tất cả những gì m2 người Boston ao ước - lòng tự tin và sự duyên dáng. Anh cao ráo, đẹp trai, có vẻ dòng dõi người Viking, và rõ ra là một tay ăn chơi sành sỏi. Mọi thứ đều đến với anh rất dễ dàng - đặc biệt là phụ nữ. Xét về bản chất, anh và Harvey trái ngược nhau hoàn toàn, nhưng chính sự đối lập đó đã hút họ lại với nhau như hai thanh nam châm đối cực.
Tham vọng duy nhất của Roger là được trở thành sĩ quan Hải quân, nhưng sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Dartmouth, anh phải trở về với công việc kinh doanh của gia đình vì cha anh không được khỏe. Song, vừa mới điều hành Công ty được một tháng thì cha anh qua đời. Roger rất muốn bán đấu giá Công ty Sharpley & Con trai, nhưng cha anh đã lập một di chúc phụ, trong đó nói : Mếu Roger bán Công Ty Sharpley & Con trai trước ngày sinh nhật lần thứ bốn mươi ( ngày cuối cùng người ta có thể ghi tên nhập Hải quân) thì số tiền bán Công ty phải được chia đều cho toàn thể họ hàng.
Harvey suy nghĩ rất nhiều về vấn đề của Roger. Sau hai lần gặp gỡ với một luật sư giỏi ở New York, gã đã vạch cho Roger một phương án : Harvey sẽ mua 49% Công ty Sharpley & Con trai với giá 100.000 đôla và 20.000 đola lợi nhuận mỗi năm. Đến lần sinh nhật thứ bốn mưoi thì Roger sẽ nhượng nốt 51% còn lại với giá 100.000 đôla. Để có thể kiểm soát toàn bộ Công ty, gã sẽ lập ra một ban giám đốc mới gồm 3 người : harvey, Roger và một người do Harvey chỉ định. Theo harvey thì Roger hoàn toàn có thể gia nhập Hải quân và chỉ cần tham dự các cuộc họp Đại hội cổ đông.
Roger không ngờ mình lại quá may mắn như vậy và cũng không muốn tham khảo ý kiến của một ai, vì biết họ sẽ thuyết phục anh chống lại "lòng tốt" của Harvey. Còn Harvey rất tin tưởng vào vụ làm ăn này. Gã đã đánh giá đúnng con mồi. Roger chỉ cần suy nghĩ về lời đề nghị của Harvey trong một vài ngày rồi quyết định lên New York làm các thủ tục pháp lý. Trong khi đó, Harvey đến vay ngân hàng Morgan 50.000 đôla. Các ngân hàng vốn thường đầu tư vào tương lai, hơn thế nữa, Harvey đang được xem là một khách hàng có tiềm năng, nên người quản lý đã đồng ý cho gã vay số tiền đó. thế là harvey đã có thể mua 49^Công ty Sharpley & Con trai để trở thành vị giám đốc thứ năm của Công ty. Các thủ tục pháp lý được hoàn tất tại New York vào ngày 28 tháng Mười năm 1930.
Sau đo, Roger vội vàng lên đường tới cảng Newport trên đảo Rhode cho kịp khóa huấn luyện sĩ quan Hải quân, còn Harvey thì lên đường đi Boston. và cuộc đời một gã chạy việc kết thúc vào năm Harvey hai mưoi tuổi để thay vào đó là vị giám đốc một công ty tư nhân.
Bất cứ cái gì bị coi là thảm họa của thiên hạ, Harvey đều biết lợi dụng, chuyển thành lợi thế cho riêng mình. Chính phủ Mỹ ban hành luật cấm rượu nên Harvey chỉ có thể xuất khẩu lông thú chứ không được phép nhập khẩu whisky. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận trong mười năm qua của Công ty bị giảm đi đáng kể. nhưng ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo, Harvey đã khám phá ra rằng, chỉ cần một chút quà hối lộ cho Thị trưởng Boston, Cảnh sát trưởng và nhân viên Hải quan ở biên giới, cùng với một số tiền thuê Mafia đưa hàng đến điểm hẹn, là gã có thể buôn bán rượu whisky tha hồ. Công ty Sharpley & Con trai đã mất đi một hội đồng quản trị giàu kinh nghiệm, đáng kính trọng, nhưng lại có được một hội đồng quản trị mới gồm những con thú phù hợp hơn với thuyết rừng rậm nhiệt đới của Rarvey Metcalfe.
Suốt 3 năm, từ 1930 đến 1933, Harvey đã làm ăn rất phát đạt, nhưng khi Tổng thống Roosevelt tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm rượu, do áp lực của công chúng, thì công việc làm ăn đã có phần chững lại. harvey để cho Công ty tiếp tục kinh doanh rượu whisky và lông thú, riêng bản thân gã thì đi tìm những lĩnh vực mới.
năm 1933, Công ty Sharley & Con trai kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập. Chỉ trong có 3 năm thôi, Harveyđã đánh mất đi cái danh tiếng mà ban quản trị cũ đã phải mất 97 năm mới xây dựng được, nhưng bù lại, gã đã làm tăng gấp đôi lợi nhuận. Năm năm tiếp sau, gã đưa tổng số tài sản của Công ty lên tới một triệu. Bốn năm sau đó, gã lại đưa con số này lên gấp đôi. Đó cũng là lúc Harvey quyết định tách khỏi Sharpley & Con trai. Trong vòng mười hai năm, từ 1930 đến 1942, gã đã đưa tổng lợi nhuận từ 30.000 đola lên tới 910.000 đola. thánng Giêng năm 1944, harvey quyết định bán công ty với giá 7.000.000 đôla, trả cho bà quả phụ của Đại uý Hải quân Hoa Kỳ Roger Sharpley 100.000 đôla, giữ lại cho riêng mình 6.900.000 đôla.
Nhân kỷ niệm lần sinh thứ ba nhăm của mình, Harvey mua một ngân hàng nhỏ đang thời kỳ suy thoái với giá 4.000.000$, Ngân hàng Lincoln Trust, ở Boston. Lúc đó. ngân hàng có số lợi nhuận khoảng 500.000$ mỗi năm, với trụ sở chính đặt tại trung tâm Boston, và một danh tiếng không lấy gì làm thơm tho. Harvey quyết định không lấy gì làm thơm tho.Harvey quyết định thay đổi cả danh tiếng lẫn bảng tổng kết thu chi của ngân hàng - nhưng điều đó không có nghĩa là cũng sẽ cải thiện mức độ trung thực trong con người gã. Tất cả các vụ làm ăn mờ ám trong khu vực Boston dường như đều bắt nguồn từ Lincoln Trust, và mặc dù Harvey đã đưa tổng số lợi nhuận lên tới 2.000.000$ mỗi năm, uy tín cá nhân của gã vẫn chẳng thăng tiến được chút nào
Mùa đông măm 1949, harvey gặp Arlene Hunter, con gái duy nhất của Giám đốc Ngân hàng City Bank, ngân hàng loại một của Boston. Cho tới lúc này, harvey chưa bao giờ thực sự quan tâm tới phụ nữ. Động lực của gã luôn luôn là tiền. Đối với gã, phụ nữ chỉ đem lại phiền phức, và gã chỉ có thể dùng họ để tiêu khiển. Nhưng bây giờ, khi đã ở tuổi trung tuần mà vẫn chưa có người thừa kế thì gã thực sự muốn tìm một người vợ, người sẽ ban tặng cho gã một đứa con trai quý báu. Với bản tính thận trọng, gã lại đưa vấn đề này lên bàn cân.
Harvey gặp Arlene lần đầu tiên năm cô ba mươi mốt tuổi, khi cô đang lùi xe, vô tình đâm vào chiếc Lincoln mới toanh của gã. Con người cô chẳng có gì quá đối lập so với khổ người mập mạp, béo lùn của gã đàn ông vô học Ba Lan này. Cô cao gần sáu foot, mảnh dẻ, và khá hấp dẫn. Nhưng cô lại thiếu tự tin và cho rằng mình vô duyên với hôn nhân. Hầu hết các bạn học của cô đều đã ly dị hai lần, và họ thương hại cô vẫn chưa kiếm được một tấm chồng. Nếu bỏ qua tất cả các quy tắc đạo đức mà cha mẹ đã dạy, các quy tắc chết tiệt mà vì nó cô đã trở nên không có bạn trai, thì Harvey là một người "hào phóng" . Cô mới yêu có một lần - cũng là một lần thất bại thảm hại do quá ngây thơ - và trước khi Harvey tới, chưa ai sẵn lòng giúp cô có một cơ hội thứ hai. Cha của Arlene không chấp thuận Harvey và tỏ sự bất đồng ra mặt, nhưng điều đó càng làm cho Harvey thêm phần hấp dẫn trong mắt cô.(Cha của Arlene chưa bao giờ chấp thuận một người bạn trai nào của con gái, nhưng lần này thì ông đã đúng.). mặt khác, Harvey khám phá ra rằng cuộc kết hôn giữa Ngân hàng loại một City Bank với Lincoln Trust sẽ tạo cho gã thế đứng lâu dài, vì vậy, gã đã lên kế hoạch chinh phục Arlene như gã đã từng chinh phục những tờ giấy bạc. Và gã lại đã thành công.
Đám cưới Arlene và Harvey được tổ chức vào năm 1951 là một sự kiện đáng nhớ, không phải đối với nhữngngười có mặt mà với những người vắng mặt. Sau đám cưới, họ đến sống tại nhà riêng của Harvey ở ngoại ô Boston. Chẳng bao lâu sau, Arlene thông báo cô có mang, và một năm sau cô sinh cho Harvey một bé gái.
Họ đặt tên cho bé là Rosalie, và ngay lập tức, bé trở thành trung tâm chú ý của Harvey. Gã chỉ tỏ ra thất vọng khi biết Arlene bị hậu sản, phải mổ và không thể sinh đẻ nữa. Gã gửi Rosalie tới Bennetts, trường nữ sinh danh giá nhất Washington, rồi từ đó, cô bé tiếp tục học ở Vassar. Ông già Hunter cũng rất yêu quý cháu ngoại nên đã tha thứ cho Harvey. Sau khi tốt nghiệp Vassar, Rosalie lại tiếp tục theo học tại Sorbone. sau một lần bất đồng ý kiến với cha về bạn bè của mình, đặc biệt là những chàng tóc dài không chịu tham gia cuộc chiến ở Việt Nam, cô đã chấp nhận sống thiếu thốn xa nhà. Trong cuọc cãi vã cuối cùng Rosalie đã nói thẳng vào mặt cha mình rằng đạo đức con người không thể đánh giá thông qua độ dài của mái tóc hay quan điểm chính trị. Harvey rất nhớ con gái nhưng lại giấu vợ điều đó.
Ngoài tiền, Harvey chỉ có ba niềm say mê: Thứ nhất là Rosalie, thứ hai là tranh, thứ ba là hoa phong lan. tình yêu đối với Rosalie xuất hiện ngay khi đứa con vừa chào đời. Niềm say mê thứ hai mới có cách đây không lâu, trong một tình huống rất kỳ quặc. Một khách hàng của Sharpley & Con trai sắp phá sản, nhưng lại còn nợ Công ty một số tiền khá lớn. Harvey nhận được tin liền đến gặp ông ta, nhưng sự việc đã tồi tệ đến mức vô phương cứu vãn.Quyết định không thể về tay không, Harvey bèn lấy của con người khốn khổ này tài sản hữu hình duy nhất còn lại - một bức tranh của Renoir trị giá 10.000$.
Ý của Harvey là bán tống bức tranh đi càng sớm càng tốt, nhưng rồi gã chợt thất bức vẽ có vẻ gì hay hay bèn giữa lại và sau đó, lại muốn có thêm vài bức nữa. bây giờ, đối với Harvey, hội họa không chỉ là một phương tiện đầu tư mà còn là niềm say mê. ngay từ đầu những năm 1970, harvey đã có một bộ sưu tập gồm những tranh của Manet, Monet, renoir, Picasso, Pissarro, Cézanne và một số các họa sĩ ít nổi tiếng hơn. Harvey trở thành một nhà sưu tập tranh ấn tượng sành sỏi, nhưng gã vẫn ước ao có một bức tranh của Van Gogh. Mới đây gã bỏ lỡ cơ hội mua bức tranh L'Hôpital de St Paul à St.Remy trong một cuộc bán đấu giá tại phòng tranh Sotheby - Parke Bernet ở New York. Ông Armand Hammer của Công ty xăng dầu Occidental Petroleum đã trả cao hơn - 1.200.000$ là một cái giá không thể chấp nhận đối với Harvey.
Trước đó vào năm 1966, gã đã bỏ lỡ cơ hội mua bức Mademoiselle Ravoux.. Mặc dầu không được đánh giá cao ở Boston, nhưng giới nghệ thuật đã thừa nhận rằng harvey có những bộ sưu tập tranh ấn tượng đẹp nhất, có thể sánh với các bộ sưu tập của Walter Annenberg, đại sứ của Tổng thống Nixon tại London.
Niềm say mê thứ ba là sưu tập hoa phong lan. Đã ba lần, gã đoạt giải tại Hội Hoa xuân New England tổ chức tại Boston, trong đó có hai lần gã đẩy ông già Hunter xuống vị trí thứ hai.
Cứ đều đặn, mỗi năm Harvey đi du lịch châu Âu một lần. gã đã gây dựng thành công một đàn ngựa ở kentucky và say mê theo dõi các cuộc đua ngựa Longchamp và Ascot. gã còn say mê củ Wimbledon. Theo gã, Wimbledon là giải thưởng tennis lớn nhất thế giới. Một lý do nữa khiến gã thích đi châu Âu là công việc kinh doanh. Gã thích kiếm thêm nhiều tiền để làm giàu hơn các tài khoản của mình nằm trong các nhân hàng Thụy Sĩ.
Sau nhiều năm, Harvey đã trở nên chín chắn hơn đối với mọi việc. gã cắt bớt các vụ làm ăn mờ ám, nhưng không bao giờ cưỡng lại những cuộc làm ăn liều lĩnh một khi đã đánh hơn thấy phần lời xứng đáng. Một cơ hội ngàn vàng như vậy bỗng dưng xuất hiện vào năm 1964 khi Nữ hòang Anh cho phép thám hiểm và khai khác dầu ở vùng Biển Bắc. Lúc đó, cả Chính phủ và các công chức của Nhà nước đều chưa hiểu gì về tầm quan trọng của dầu lửa Biển Bắc, cũng như vai trò của nó đối với chính trị. Nếu như Chính phủ biết trước rằng vào năm 1978, người Ả- rập sẽ tống tiền cả thế giới, và Hạ Nghị viện Anh sẽ bao gồm mười một thành viên quốc hội mang quốc tịch Scotland thì hẳn họ đã hành động khác.
Ngày 13, tháng Năm, năm 1964, bộ trưởng Bộ Năng lượng đệ trình trước Quốc hội bản " Điều luật Nđộ78 - Thềm lục địa - Dầu lửa". Harvey đặc biệt quan tâm tới tài liệu này và cho rằng nó sẽ là phương tiện để đi tới một thành công rực rỡ. Gã đặc biệt thích thú Điều 4 của tài liệu.
Tất cả công dân của Vương quốc Anh và các thuộc địa đang sống tại nước Anh hoặc các Công ty đang họat động tại Vương quốc Anh đều có quyền đệ đơn xin :
a. Giấy phép sản xuất, hoặc :
b. Giấy phép thăm dò
Sau khi nghiên cứu tòan bộ điều luật này, harvey đã suy nghĩ rất nhiều, tính tóan rất cặn kẽ. Chỉ cần một số tiền rấy nhỏ thôi là gã có thể xin được cả giấy phép sản xuất lẫn thăm dò rồi. Điều 6 đã chỉ rõ :
(1)Với tất cả các đơn xin giấy phép sản xuất , đều phải nộp một khỏan lệ phí hai trăm bảng Anh và một khảong phụ phí năm bảng
(2) Với tất cả các đơn xin giấy phép thăm dò đều phải nộp mộ khỏang lệ phí hai mươi bảng.
Havey không thể tin đượcvie65c tạo ra một doanh nghiệp lớn lại dễ dàng đấn vậy. chỉ cần vài trăm đôla là gã đã sánh vai cùng các tên tuổi Shell, B.P, Gulf và Occidenta.
Harvay đọc đi đọc lại Điều luật này nhiều lần, mà vẫn không thể tin được rằng Chính phủ Anh lại tháo khóan một ngành công nghiệp tiềm năng như vậy. Chỉ cần một lá đơn, và một số tài liệu chính xác, là gã đã có thể tiến hành công việc rồi. Harvey không chuyên về các vấn đề có liên quan tới Anh quốc. Các Công ty của gã không liên doanh với người Anh, vì vậy, gã sẽ gặp khó khăn trong việc đệ đơn. Gã thấy rằng đơn xin phép của gã sẽ phải được đệ trình thông qua một ngân hàng của Anh, và gã sẽ phải lập nên một Công ty với những vị lãnh đạo để chiếm được lòng tin của Chính phủ Anh quốc.
Đầu năm 1964, harvey đăng ký với Viện các Công ty tại Anh quốc một công ty có tên gọi Prospecta Oil. gã sủ dụng malcohi, Bottnick, Davis làm luật sư và Ngân hàng Barclays. Lord Hunnisette trở thành Chủ tịch Công ty và nhiều nhân vật tiếng tăm khác được mời vào ban giám đốc, trong đó có hai cựu thành viên Quốc Hội, những người đã bị mất ghế khio Đảng Lao động thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1964. Prospecta Oil phát hành ra 2.000.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá mười xu. harvey cũng gửi 500.000$ vào một chi nhánh của Ngân hàng Barclays trên phố Lombard.
Sau khi tạo đựng được các tiền đề, Harvey dùng Lord Hunnisette làm người đệ đơn xin Chính phủ Anh cấp giấy phép họat động. chính phủ Đảng Lao động mới thắng cử vào năm 1964 cũng chẳng hơn gì Chính phủ Đảng Bảo thủ - họ không nhận thấy tầm quan trọng của dầu lửa. Chính phủ yêu cầu mỗi năm Công ty trả tiền thuê 12.000$ một năm trong sáu năm đầu, 12% thuế doanh thu và thêm một khỏan thuế lợi nhuận. Nhưng kế họach của Harvey chỉ là đem lại lợ nhuận cho bản thân gã, nên những đòi hỏi của Chính phủ cũng chẳng khiến gã hề hấn gì.
Ngày 22 tháng năm năm 1965, Bộ trưởng Bộ Năng lượng cho thông báo trong cuốn Tạp chí London tên của Công ty dầu lửa Prospecta Oil và năm mươi mốt Công ty khác được phép sản xuất dầu kửa. Ngày mồng 3 tháng tám năm 1965, Điều luật N độ 1531 ra đời, phân bổ khu vực khai thác của các Công ty. Prospecta Oil nằm ở vị trí 51 đô50'00'' bắc : 2 đổ0'20'' đông, gần bãi khai khác của Công ty khổng lồ B.P.
Sau đó thì Harvey nghỉ ngơi, chờ đợi thời điểm một công ty nào đó phát hiện ra dầu lửa. Đó là sự chờ đợi dai dẳng, nhưng gã cũngn chẳnng vội vàng gì. Mãi đấn thángn Sáu năm 1970, Công ty B.P mới khám phá ra dầu lửa trên bãi khoan Forties của họ. B.P đã đầu tư hơn một tỷ đôla vào dầu lửa Biển bắc và Harvey quyết tâm trở thành người hưởng thụ lớn nhất của Công ty này. vì vậy, ngay lập tức, gã tiến hành phần thứ hai của kế họach.
Đầu năm 1972, harvey thuê mộy dàn khoan dầu lửa. Gã rầm rộ thông cáo với công chúng và báo chí rồi mới kéo dàn khoan ra bãi khai thác. gã đã thuê cái dàn khoan này với điều kiện sẽ ký lại hợp đồng nếu Công ty tìm thấy dầu lửa. sau đó , gã lại thuê tuyển một số lượng tối thiểu công nhân theo như luật pháp của Chính phủ cho phép, rồi tiến hành khoan sau 6.000 feet. công việc hàon thành, gã cho công nhân nghỉ hòan tòan, nhưng lại nói với côngn ty Reading Bates, Công ty mà gã thuê dàn khoan , là có thể gã sẽ gặp lại họ nay mai.
Lúc này, Harvey bắt đầu tung ra thị trường các cổ phiếu Prospecta Oil. Lien tục trong hai tháng, gã báb ra vài ngàn cổ phiếu mỗi ngày, và bật cứ khi nào phóng viên của báo chí Anh quốc gọi đến hỏi về lý do giá cổ phiếu gia tăng đều đặn thì nhân viên quỏang các của văn phòng Prospecta Oil đặt tại London sẽ nói theo chỉ dẫn, là anh không thể bình luận gì vào thời điểm này,nhưng chắc chắn, trong tương lai, công ty sẽ c6ng bố chính thức một số tin tức. Dưới sự điều hành của quản tị viên Bernie Silverman, người có nhiều kinnh nghiệm về những vụ làm ăn kiểu này, giá cổ phiếu tăng liên tiếp từ 10 xu đến 2 bảng Anh. Nhiệm vụ chính của Silverman là làm sao để không ai nhìn thấy mối quan hệ trực tiếp giữa metcalfe và Prospecta Oil.
Tháng Giêng năm 1974, giá cổ phiếu dừng ở 3 bảng Anh. đã tới lúc tiến hành phần ba của kế họach : Tuyển dụng một nhân viên trẽ đầy nhiệt huyết , một sinh viên mới tốt nghiệp Harvard tên là David Kesler.