Truyện của tác giả - George Orwell

1984 (Nineteen Eighty-Four)

1984 (Nineteen Eighty-Four)

Kể đến những sách tố cáo chế độ cực quyền phát xít hay cộng sản, truyện "1984" của George Orwell là một trong những tác phẩm đứng hàng đầu. Hơn cả chục bộ khảo luận dày cộm, "1984" mô tả một cách xúc động rõ ràng guồng máy độc tài và thân phận hãi hùng của con người bị tước hết quyền tự do, biến thành một đám nô lệ ngoan ngoãn phục vụ một lũ cầm quyền nặc danh vô nhân đạo.  George Orwell (bút hiệu của Eric Arthur Blair) sinh năm 1903 tại Ấn Độ (Motihari, Bengale).
Sau khi tốt nghiệp trường Eton (1921) ông xin gia nhập Cảnh sát hoàng gia tại Miến Điện, nhưng vài năm sau (1928) ông từ chức vì chán ghét chính sách đế quốc như quyển "Những ngày ở Miến Điện" (1934) của ông chứng nhận. Từ đây ông cố sống với ngòi bút. Ông có kể lại mấy năm hàn vi của ông trong quyển "Túng thiếu tại Paris và London" (1933). Có một thời ông dạy học nhưng vì thiếu sức khỏe ông phải bỏ dạy đi giúp việc cho một tiệm sách ở ngoại ô London. Sau đó cho tới năm 1940 ông cộng tác với tuần báo "New english weekly". Tiếp theo một chuyến đi thăm hai vùng bị nạn thất nghiệp ở Anh quốc, ông mãnh liệt lên tiếng thay dân thợ nghèo trong quyển "Đường đến đê Wigan" (1937). Năm 1936 ông sang Tây Ban Nha chiến đấu bên phe Cộng hòa và bị thương. Trong thời gian này, ông có dịp quan sát các phái tả hữu, nên rất am hiểu rồi ngao ngán tư tưởng và đường lối độc tài. Những điều chứng kiến được ông ghi lại trong cuốn "Cảm phục Catalonia" (1938) được nhiều người coi là kiệt tác của ông. Hồi đệ nhị thế chiến ông được miễn dịch vì sức yếu, nhưng được nhận làm cho đài BBC và giữ chân phê bình văn chương chính trị cho báo "Tribune".
Kể từ năm 1945 ông làm đặc phái viên cho báo "The observer" tại Pháp và Đức, và cộng tác đều với báo "Manchester evening news". Kinh nghiệm Đức quốc xã và độc tài xúi ông viết hai truyện "Trại súc vật" (1945) và "1984" (1949) là hai tác phẩm chính trị bất hủ mang lại danh tiếng cho ông. Tuy ai cũng phải công nhận văn chương của ông trong hai cuốn này rất điêu luyện, sắc bén chẳng kém những ý tưởng sâu xa của ông, trước khi được nhà Seder & Warburg nhận in, quyển "Trại súc vật" đã bị khoảng mười nhà xuất bản viện lẽ này nọ từ khước. Chung qui vì những đề tài do ông nêu ra đụng chạm các học thuyết xã hội thịnh hành lúc bấy giờ (và tới tận đầu năm tám mươi).
Trái với dự đoán của nhà xuất bản, "Trại súc vật" được độc giả Âu Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh, và sự hưởng ứng đó khuyến khích ông viết "1984" (84 là ngược số của 48, tức năm ông khởi sự viết truyện này) mặc dầu lúc ấy ông đang bị bệnh lao hoành hành. Ông đã dồn hết sinh lực và tâm tư của ông vào sự hoàn thành tác phẩm chót này, đến độ học viết tay trái khi tay phải của ông bị liệt vì bị tiêm quá nhiều. Bởi được viết khi ông đang chống chọi với tử thần - ông mất đầu năm 1950, vài tháng sau khi được thấy sách xuất bản - "1984" cũng là di chúc của ông khuyến cáo nhân loại cảnh giác trước mối đe dọa nguy ngập của nền độc tài cực quyền.

George Orwell
Khác
Chuyện Ở Nông Trại (Animal Farm)

Chuyện Ở Nông Trại (Animal Farm)

Câu chuyện bắt đầu ở Điền Trang của ông Jones. Vào một đêm trường sau khi ông chủ Jones đã ngủ mê mệt vì say rượu, các thú vật của Nông Trại Manor tụ họp trong nhà chứa cỏ để nghe con heo già Old Major kể về một giấc mộng kỳ lạ. Khởi đầu, bằng một giọng nói rõ ràng và đầy sức mạnh, Heo già Major kể lại sự hiểu biết của mình về bản chất của cuộc đời. Theo đó, các con vật được sinh ra phải làm việc cực nhọc, chịu đựng gian khổ, không được ăn no, tới khi không còn sức lao động nữa thì bị làm thịt. Chúng bị làm nô lệ cho loài người và đây là giới sinh vật chỉ tiêu thụ mà không sản xuất. Vì vậy chỉ còn một giải pháp: phải lật đổ loài người. Mọi con vật phải đoàn kết lại vì một mục đích chung: nổi dậy.
Buổi họp bị gián đoạn một thời gian ngắn vì vài con chó chạy đi đuổi chuột, tiếp theo Heo già Major đề nghị bỏ phiếu quyết định loài chuột là đồng chí (comrades), kế tiếp mọi con vật đều tán thành một quyết định khác của Heo già Major như sau: Con người là Kẻ Thù. Các con vật vì vậy cần phải tránh xa các thói quen của con người: không xài nhà ở, giường nằm, quần áo, tiền bạc, mậu dịch, rượu. Và trên hết, Tất cả chúng ta đều là Bạn. Không con vật nào được giết một con vật khác. Mọi con vật đều bình đẳng. Heo già Major đã không thể mô tả hết giấc mộng tốt đẹp của nó cho các con vật khác nghe và nó cũng dạy cho các con vật kia hát bài ca Các thú vật của nước Anh mà nó học được trong giấc mộng. Nhờ hát đi hát lại bài ca cách mạng này, các con vật đều trở nên cuồng nhiệt.
Không lâu sau đó, Heo già Major qua đời nhưng các con vật còn sống khác đều cần phải hiểu rõ nền Triết học Súc vật chủ nghĩa (Animalism), đều phải nổi dậy chống lại ông chủ Jones. Công tác giảng dạy và tổ chức quần chúng được giao phó cho các con heo bởi vì loài heo được coi là những con vật tinh khôn, khéo léo. Trong số các con vật này, có hai con tài giỏi nhất là Heo Snowball và Heo Napoleon. Ngoài ra còn có Heo Squealer, một kẻ ăn nói xuất sắc. Ngày tháng trôi dần qua, ông chủ trại Jones càng uống nhiều rượu mạnh và càng trễ nải việc chăm sóc nông trại. Rồi vào một buổi chiều kia, khi ông Jones quên cho súc vật ăn uống sau một ngày dài, các con vật phá cửa, xông vào máng ăn và giành ăn uống. Ông Jones và các người làm công bèn dùng roi, gậy, đánh đập các con vật. Các con vật đói ăn này không thể chịu đựng hơn được nữa. Chúng bèn tấn công các kẻ đàn áp. Vừa ngạc nhiên, vừa hoảng sợ, cả chủ lẫn tớ đều bị đuổi khỏi nông trại.

Thật là bất ngờ. Cuộc nổi dậy đã thành công. Ông chủ Jones không còn nữa, Nông trại Manor từ nay thuộc về các súc vật. Niềm vui của tất cả súc vật thật là vô kể, chúng là chủ nhân và sẽ làm việc hòa thuận với nhau suốt đời...

George Orwell
Khác
icon
TruyệnAZ là nền tảng mở trực tuyến, miễn phí đọc truyện chữ được convert hoặc dịch kỹ lưỡng, do các converter và dịch giả đóng góp, rất nhiều truyện hay và nổi bật được cập nhật nhanh nhất với đủ các thể loại tiên hiệp, kiếm hiệp, huyền ảo ...