Agatha Christie (1891-1976), nữ vǎn sĩ Anh có số bản sách được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Bà được mệnh danh là Nữ chúa về tiểu thuyết hình sự, vì tuy viết nhiều thể loại, nhưng bà được biết đến nhiều hơn cả qua những truyện vụ án, trong đó nhiều cuốn đã trở thành kinh điển thế giới về thể loại này.
Nhà xuất bản Hội nhà vǎn dự định giới thiệu rộng rãi hơn những tác phẩm tiêu biểu nhất của bà.
Giới thiệu về tác phẩm Chuyến tàu 16 giờ 50:
Hai đoàn tàu chạy song song, cùng chiều, như thể trong một cuộc đua. Bà khách Gillicuddy ngồi trong đoàn tàu bên này tò mò nhìn sang đoàn tàu bên kia. Đột nhiên bà thét lên một tiếng nhỏ : Trong ngǎn của toa tàu bên đó, một người đàn ông quay lưng lại phía bà, đang bóp cổ một phụ nữ khiến người này tắt thở. Tình cờ đoàn tàu của bà Gillicuddy chạy chậm lại, đoàn tàu bên kia vọt lên, biến vào trong bóng đêm...
Tác phẩm Cú Vọ Và Đàn Bồ Câu (tên tiếng Anh: Cat Among the Pigeons) được nhà văn trinh thám nổi tiếng Agatha Christie xuất bản vào năm 1959. Trong truyện chúng ta sẽ cùng thám tử nổi tiếng Hercule Poirot truy tìm sự thật.
Ở Ai Cập vào năm 2000 trước công nguyên, cái chết được xem là mang lại ý nghĩa cho sự sống. Tại chân một vách đá là thi thể co quắp bấy nát của Nofret, thiếp yêu của một giáo sĩ. Trẻ, đẹp và ác dạ, hầu hết mọi người đồng ý rằng đó là định mệnh - cô ta đáng phải chết như một con rắn!
Tuy nhiên tại nhà của cha mình bên bờ sông Nile, cô con gái Renisenb của giáo sĩ lại nghĩ rằng cái chết của người phụ nữ thật đáng ngờ. Càng ngày cô càng tin mầm mống của cái ác nảy nở trong nhà mình - và chứng kiến một cách bất lực những mê đắm của gia đình trong cảnh chết chóc.
Tình Yêu Phù Thủy hay Biệt Thự Bạch Mã là tên bản dịch của cuốn tiểu thuyết The Pale Horse do nhà văn trinh thám nổi tiếng Agatha Christie sáng tác. Trong phầm này, chúng ta sẽ cùng thanh tra Lejeune đi tìm chân tướng sự việc.
Nữ thần báo oán là tên tiếng Việt của cuốn tiêu thuyết Nemesis được viết bởi tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng Agatha Christie. Mạch truyện sẽ được dẫn dắt bởi Bà Marple- một thám tử nổi tiếng trong series trinh thám của nữ tác giả.
Vụ án bí ẩn ở Styles (tiếng Anh: The Mysterious Affair at Styles) là tiểu thuyết hình sự đầu tay của nhà văn trinh thám Anh Agatha Christie. Cuốn sách được nữ nhà văn viết năm 1916.
Trong tiểu thuyết trinh thám đầu tiên này, Agatha Christie đã giới thiệu với độc giả nhiều điểm đặc sắc trong phong cách viết của bà, đó là cách xây dựng tuyến nhân vật phong phú, đa dạng, các vụ án được mô tả theo kiểu "phòng kín" và bất ngờ liên tục xảy ra từ trang đầu tới trang cuối. Đây cũng là tác phẩm cho ra mắt nhân vật thám tử Hercule Poirot, một trong hai nhân vật thám tử nổi tiếng nhất của Christie (cùng với Bà Marple). Tiểu thuyết cũng có sự xuất hiện của hai nhân vật quen thuộc sau này trong truyện của Agatha Christie, đó là Chánh thanh tra Japp và ngài đại úy Arthur Hastings. Vụ án bí ẩn ở Styles sau khi ra mắt đã nhanh chóng được công chúng đón nhận và nó báo hiệu cho những thành công tiếp theo trong thể loại truyện trinh thám của Agatha Christie.
Thể loại: Tiểu thuyết
Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Tiểu thuyết trinh thám về Elinor Carlisle, một người bị nữ bị kết tội giết Mary Gerrard vào ngày hai bảy tháng bảy năm nay. Liệu rằng Elinor Carlisle có tội hay không có tội?
Elinor đứng thẳng người, đầu hơi cúi. Đó là một phụ nữ trẻ, kiều diễm với những đường nét thanh tú và mái tóc dầy đen nhánh. Hàng lông mày thành một nét mảnh giản dị nằm bên trên cặp mắt xanh biếc.
Nhà văn Agatha Christie được mệnh danh là "Nữ hoàng " với số lượng tác phẩm được xuất bản nhiều, chỉ xếp sau Kinh Thánh và Shakespeare. Tại Việt Nam, nhiều thế hệ độc giả đã đọc và say mê sách của bà. Sách của Agatha có mặt trong nhiều tủ sách gia đình, được thế hệ này truyền sang thế hệ khác.
Chuỗi án mạng A.B.C là câu chuyện về một hung thủ gây án theo bảng chữ cái, khiến cả nước Anh kinh hoàng.
Khi một sát nhân giết người hàng loạt bí danh ABC chế nhạo Poirot bằng những lá thư úp mở và giết người theo thứ tự chữ cái, Poirot tiến hành một phương pháp điều tra bất thường để truy tìm ABC. Chữ A là bà Ascher ờ Andover, B là Betty Barnard ở Bexhill, C là ngài Carmichael Clarke ở Churston. Qua từng vụ án, kẻ giết người càng tự tin hơn - nhưng để lại một vệt manh mối rõ ràng để chế nhạo Hercule Poirot tài ba có thể lại sai lầm đầu tiên và chí tử.
Trong một câu chuyện có vẻ như không can hệ gì, một người bán rong tên Alexander Bonaparte Cust đã có mặt ở tất cả những địa điểm xảy ra án mạng và ngày tội ác đó diễn ra. Cust bị trúng đạn vào đầu lúc đi lính. Hậu quả là, ông bị mất trí nhớ, đau đầu và bị động kinh. Liệu một người ngờ nghệch như thế có thể là kẻ giết người mệnh danh ABC không?
"Agatha Christie đã tạo nên một câu chuyện, giải trí và giải thoát những nỗi lo lắng và khủng hoảng con người trong chiến tranh và hòa bình cho hàng triệu độc giả trên khắp thế giới."
(P.D. James, tác giả sách bán chạy theo bình chọn của New York Times)
Chết trong đêm Noel (tiếng Anh: Hercule Poirot's Christmas, dịch nghĩa: Giáng sinh của Hercule Poirot) là một tiểu thuyết hình sự của nhà văn Agatha Christie được nhà sách Collins Crime Club xuất bản lần đầu tại Anh ngày 19 tháng 12 năm 1938 và được đăng ký bản quyền năm 1939. Thuộc dạng vụ án phòng kín, tiểu thuyết nói về vụ giết hại đẫm máu nhà một triệu phú vào đúng đêm Giáng Sinh. Nhân vật chính của tiểu thuyết là thám tử Hercule Poirot.
Tuyển tập truyện trinh thám hay của tác giả có số sách được bán chạy nhất lịch sử - Agatha Christie.
Agatha Christie, nữ văn sĩ Anh có số bản sách đựợc tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Tuy viết nhiều thể loại, nhưng bà được biết đến nhiều hơn cả qua những chuyện vụ án, trong đó nhiều cuốn đã trở thành kinh điển thế giới về thể loại này.
5 giờ 25 phút: tại một làng hẻo lánh trên miền núi, giữa mùa đông, tuyết phủ dày hàng mét, không biết làm gì cho hết buổi tối, chủ và khách toà nhà này giở trò bàn ma ra chơi. Họ gọi hồn người chết lên để trò chuyện. Một trò vui mà không ai coi là hệ trọng lại đâm thành chuyện khủng khiếp. Hồn xưng tên một người trong làng báo tin ông ta vừa bị giết. Mọi người kinh hoàng, bán tín bán nghi. Lúc đó là 5 giờ 25 phút. Sau đó cảnh sát có vụ án mạng thật, nạn nhân chính là người xưng tên trong cuộc gọi hồn kia... Những diễn biến tiếp theo bộc lộ một cách giết người cực kỳ tinh vi....
Mười người phát hiện rằng mình đã bị lừa ra đảo để "trả giá" cho "tội ác" đã gây ra, họ ứng với 10 bức tượng nhỏ đặt trên bàn ở phòng khách. Những ngày sau đó từng người lần lượt thiệt mạng tương tự cái cách bài đồng dao trong phòng mỗi người đã mô tả. Kỳ lạ hơn là sau khi một người qua đời, số tượng trong phòng khách bằng cách nào đó đều giảm đi một.
Người đầu tiên thiệt mạng là Anthony Marston, anh ta chết vì ngộ độc với triệu chứng tương tự người bị nghẹn. Sau Marston là Ethel Rogers, bà quản gia chết được chồng phát hiện đã chết vì dùng thuốc ngủ quá liều.
Vị tướng Macarthur dường như linh cảm được cái chết sẽ đến nên đã bỏ ăn mà ngồi nhìn ra biển và lảm nhảm một mình, bác sĩ Armstrong sau đó phát hiện ông đã chết vì bị một vật cứng đập vào sau đầu. Người thứ tư thiệt mạng là Thomas Rogers, trong lúc bổ củi chuẩn bị cho bữa sáng, dường như Thomas đã để trượt tay và làm lưỡi búa bay thẳng vào đầu. Là người luôn tin rằng mình không làm gì trái với Đức tin, rằng những người khác chết là do bị Chúa trừng phạt, tuy nhiên Emily Brent cũng không thể sống sót, bà bị tiêm thuốc độc vào cổ sau bữa ăn trưa, vết tiêm trên cổ bà tương tự như vết ong đốt.
Buổi tối hôm đó đến lượt quan tòa Wargrave được bác sĩ Armstrong phát hiện đã thiệt mạng vì bị bắn vào đầu trong khi đang đội bộ tóc giả của quan tòa. Bản thân bác sĩ vào ngày hôm sau cũng được những người còn lại phát hiện đã chết đuối ở vách đá. Blore là người thứ tám thiệt mạng trên đảo, viên thám tử tư bị bức tượng trong phòng cô Vera Claythorne rơi trúng đầu trong lúc hai người còn lại đang ở ngoài bờ biển bên xác bác sĩ Armstrong.
Rơi vào trạng thái hoảng loạn, Claythorne lừa cướp được súng của Lombard và giết chết tay cựu lính đánh thuê. Cuối cùng cô trở lại phòng và treo cổ tự tử với chiếc ghế và dây thòng lọng do một ai đó đã bày sẵn… Đây là một vụ án mà không hề có sự hiện diện hay dấu vết của thủ phạm.
Bản tiếng Anh: By the Pricking of My Thumbs
Đôi nét về tác phẩm
By the Pricking of My Thumbslà một tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie xuất bản đầu tiên ở Anh năm 1968. Câu chuyện bắt đầu khi Tuppence để ý đến một bức tranh được thừa kế từ người dì của Tommy, một bức tranh sơn dầu vẽ một nhà bên cạnh một con kênh và cây cầu. Chắc chắn rằng mình đã từng thấy hình ảnh này ở đâu đó, cô quyết định tiến hành điều tra và theo dõi. Và cũng chính lúc đó, cô đã vô tình bước vào câu chuyện của một loạt vụ án giết trẻ em bí ẩn xảy ra trong thị trấn từ nhiều năm trước...
Năm 2005, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim bởi đạo diễn người Pháp Pascal Thomas với tiêu đề Mon petit doigt m'a dit ...Cuốn tiểu thuyết cũng được chuyển thể trong series phim truyền hình trong năm 2006 mang tên Marple: By the Pricking of My Thumbs bởi đạo điễn Peter Medak.
Tác giả
Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, DBE (15 tháng 9 năm 1890 - 12 tháng 1 năm 1976), tên thật của bà là Agatha Mary Clarissa Miller, thường được biết đến với tên Agatha Christie, là một nhà văn trinh thám người Anh. Bà còn viết tiểu thuyết lãng mạn với bút danh Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả với bút danh Agatha Christie và 66 tiểu thuyết trinh thám. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng, Hercule Poirot và Bà Marple (Miss Marple), Christie được coi là "Nữ hoàng trinh thám" (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này.
Theo Sách kỷ lục Guinness, Agatha Christie là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của thể loại trinh thám, và đứng thứ hai nếu tính cả các thể loại khác (chỉ xếp sau William Shakespeare). Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ. Một ví dụ cho sự hấp dẫn của những tác phẩm của Agatha Christie ở nước ngoài là bà cũng là tác giả ăn khách nhất mọi thời đại ở Pháp với 40 triệu bản in bằng tiếng Pháp đã tiêu thụ (tính cho đến năm 2003), trong khi người xếp thứ 2 là nhà văn Pháp Emile Zola chỉ là 22 triệu bản.
Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của bà cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay (năm 2007) với trên 20.000 buổi diễn. Năm 1955, Christie là người đầu tiên được nhận giải thưởng Grand Master Award của Hội nhà văn trinh thám Mỹ (Mystery Writers of America). Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim, một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Murder on the Orient Express, Death on the Nile, 4.50 From Paddington, nhiều tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc trò chơi điện tử.
"...Gió lạnh rít gào ngoài khơi xa khiến cho Kay dù khoác chiếc áo choàng lông thú vẫn phải run rẩy.
Tiếng động cơ nổ đều đều, chiếc thuyền xuôi theo dòng nước, dưới chân biệt thự. Mũi biển hải âu, đi vào vũng biển, phía bên kia vũng chính là vách đá Stark Head.
Đã mấy lần, những người trên con xuồng muốn hỏi nhưng đều bị thanh tra Battle dùng lời nói khéo để kéo dài thời gian. Kay và Latimer ngồi cạnh nhau. Nevile ngồi liền đó, không nhúc nhích. Aldin và Royde cũng vậy. Chốc chốc họ đưa mắt nhìn vóc người cao lớn của MacWhirter, đứng ở đuôi thuyền, quay lưng lại phía họ.
Đợi đến khi thuyền máy bị bóng đen của vách đá Stark Head bao chùm, động cơ giảm dần tiếng ông mới bắt đầu nói: Điều tôi sắp nói đây không mới mẻ gì lắm, bởi tôi đã được nghe ông Daniels, một luật sư trẻ nói. Và rất có thể, ông ta cũng lại mượn ý của một người khác.
"Vụ án mạng này nếu các vị hiểu như nó giống một cuốn tiểu thuyết trinh thám, đều bắt đầu từ một vụ giết người thì đều không đúng. Vụ án mạng bắt đầu từ trước đó rất lâu. Sự kiện giết người chỉ là khâu cuối cùng, là kết quả của một loạt tình huống, đưa các nhân vật của tấn kịch đến gặp gỡ nhau tại một địa điểm nào đó, vào một thời điểm nào đó. Mỗi người từ một nơi. Người ta không hiểu tại sao ông Royde tận Mã Lai lại đến đây vào đúng thời điểm này. Ông MacWhirter đến đây chỉ vì muốn nhìn lại nơi đã có một lần ông tự tử hụt. Vụ giết người chỉ là điểm kết thúc câu chuyện, vào thời điểm được gọi là "Giờ G".
...Battle nói tiếp:
- Kế hoạch tiến hành vụ án mạng này được soạn thảo do bàn tay một người tự cho y là tuyệt đối mạnh. Bọn tội phạm thường đánh giá quá cao khả năng của chúng. Kẻ tội phạm của chúng ta đã chuẩn bị và tạo ra một loạt bằng chứng để chống lại Nevile Strange, nhằm hy vọng chúng tôi sẽ không khẳng định được các bằng chứng đó. Hắn hy vọng sau khi thu thập một loạt bằng chứng và thất bại, chúng tôi rất ngại thu thập những bằng chứng khác. Bởi nếu chịu khó suy nghĩ một chút, các vị sẽ thất tất cả những bằng chứng kết tội Audray Strange đều là bằng chứng giả. Chúng ta thử điểm lại! Quả cầu ở bộ phận chắn lửa lò sưởi, đôi găng tay của bà ta, chiếc bên tay trái giây máu, giấu kỹ trong bụi cây bên ngoài cửa sổ, phấn trang điểm trên cổ áo vét cùng với vài sợi tóc của bà ta, những vết vân tay trên băng dính trong phòng bà ta... Cuối cùng là đòn đánh vào nạn nhân được bố trí như thể của một người thuận tay trái!"
"Thêm vào đó là thái độ rất lạ của bản thân bà Audray, một bằng chứng có sức nặng nhất. Tôi không tin một người nào trong số các vị có mặt ở đây - tất nhiên trừ kẻ biết chuyện, lại tin rằng bà Audray vô tội, nhất là khi thấy thái độ của bà ta lúc bị bắt. Trên thực tế, bà Audray đã thú nhận. Mà có lẽ chính tôi cũng sẽ không tin là bà ta vô tội, nếu tôi không sực nhớ ra một chuyện cũ của bản thân tôi... Đó là lần đầu tiên nhìn thấy bà Audray, tôi giật mình, bởi bà ta rất giống cô gái tôi đã gặp, cô gái này không có tội nhưng lại nhận mình có tội.... Audray Srange nhìn tôi bằng cặp mắt y hệt cặp mắt cô gái kia...."
Dịch Giả: Lê Quốc Hưng
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Đất nước đang xảy ra chiến loạn nhưng vợ chồng Tommy Beresford và Tuppence Beresford lại không có được sự tín nhiệm từ bất kỳ cơ quan nào, từ quân đội, thủy quân, lực lượng không quân hoàng gia, ban đối ngoại...
Nhưng ngay khi họ đang chán nản thì có một người bạn tên Grant đã nhờ họ theo dõi bọn gián điệp Đức có biệt hiệu Đội Quân Thứ Năm.
Đây là một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm nên Tommy muốn giấu vợ và hành động một mình. Nhưng khi anh đến Aberden thì bất ngờ là vợ anh cũng đã ở đây. Họ vào trong một căn nhà mang tên Vui Vẻ sống với những thành viên kỳ lạ. trong đó có bà chủ nhà Perenna và con gái Sheila Perenna, bà O’Rourke, bà Sprot và cô gái nhỏ Betty Sprot, anh chàng trẻ tuổi Karl Von Deinim; ngoài ra còn có một nhân vật khác sống gần đó là cựu nhân viên hải quân Haydock.
Họ tỏ ra vui vẻ với nhau bên ngoài nhưng lại âm thầm nghi ngờ và điều tra lẫn nhau.
Hai vợ chồng Tommy cũng đã có mục tiêu riêng của mình nhưng điều bất ngờ lại xảy ra ở cuối câu chuyện, người không ai ngờ đến nhất lại chính là gián điệp- bà Sprot, bởi sự ngụy trang hoàn hảo đến tuyệt vời. Không ai có thể nghĩ rằng một gián điệp tầm cỡ quốc tế lại mang theo một đứa trẻ hoạt động.